Nội dung bài viết đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Thị Vải trên cơ sở thực vật phù du. Mười hai lát cắt từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Thị Vải đã được chọn và thu mẫu thực vật phù du. Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 98 loài thực vật phù du, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về số lượng loài và mật độ ở nhiều lát cắt thu mẫu. | ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG THỊ VẢI TRÊN CƠ SỞ THỰC VẬT PHÙ DU Đào Thanh Sơn*, Hồ Thị Ngọc Hà Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP. HCM *Email: TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Thị Vải trên cơ sở thực vật phù du. Mười hai lát cắt từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Thị Vải đã được chọn và thu mẫu thực vật phù du. Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 98 loài thực vật phù du, trong đó tảo silic chiếm ưu thế về số lượng loài và mật độ ở nhiều lát cắt thu mẫu. Các chỉ số tảo cho thấy hiện trạng môi trường nước sông Thị Vải đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực thượng nguồn. Trên cơ sở thực vật phù du, môi trường nước sông được chia thành 3 vùng gồm “vùng 1’ ô nhiễm hữu cơ nhiều nhất; “vùng 2” chuyển tiếp, mức độ ô nhiễm giảm; và “vùng 3”: môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhưng không nghiêm trọng bằng hai vùng trên. Do đó, cần có biện pháp hiệu quả và bền vững trong việc phục hồi chất lượng nước sông, kiểm soát chất lượng nước thải của các khu công nghiệp ven sông và quan trắc định kỳ chất lượng nước Từ khóa: thực vật phù du, sông Thị Vải, nước thải công nghiệp, phân vùng chất lượng nước THIỆU Suy giảm chất lượng môi trường sống là một trong những nguyên nhân chính cho sự suy giảm quần thể và quần xã trong thủy vực. Trong thủy vực nước chảy, nhiều yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên thủy sinh vật [1]. Thực vật phù du là nhóm sinh vật sản xuất nên có vai trò rất lớn, chi phối dòng năng lượng, vật chất trong hệ sinh thái thủy vực. Bên cạnh đó, chúng còn là nhóm sinh vật chỉ thị, phản ảnh chất lượng môi trường nước và sức khỏe sinh thái trong thủy vực [2]. Climdins và cs. [3] đã có những nghiên cứu, tổng kết và thống kê danh lục một số loài phiêu sinh vật (thực vật và động vật phù du) và động vât đáy chỉ thị cho chất lượng môi trường nước và được sử dụng khá phổ biến trong quan trắc chất lượng môi trường nước ở châu .