Nội dung phần 2 của ebook "Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam" trình bày về các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nhìn từ cấu trúc của hệ thống quyền lực, nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nguyên tắc, cơ chế tổ chức quyền lực, Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tư cách người lãnh đạo. | nhận như một công cụ thiết lập quyền lực nhân dân, ngăn chặn sự cực quyền, lạm quyền, thư lại chủ nghĩa, cục bộ địa phương Thêm nữa, nhà nước pháp quyền cũng được tiếp cận dưới khía cạnh giá trị, cho rằng nó là một trong những giá trị cao quý nhất của xã hội để khẳng định các quyền con người, công bằng, công lý, nhân đạo, phẩm giá, tự do Thực ra, dù tiếp cận đến nhà nước pháp quyền theo khía cạnh nào thì mọi nhận định đều góp phần ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, chính xác hơn, sâu sắc hơn về nó, ngày càng khẳng định những giá trị thời đại và tất yếu của nó. Cơ bản, trên phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một học thuyết chính trị - triết học xem pháp luật là nền tảng trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong quan hệ giữa nhà nước và xã hội, và trong các quan hệ xã hội. Trên phương diện thực tiễn, có thể xem nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức dân chủ của quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể khác có trong xã hội. . Các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nhìn từ cấu trúc của hệ thống quyền lực Trên căn bản, mọi quan hệ quyền lực đều thể hiện ra là một hệ thống gồm ba thành tố. Đó là chủ thể quyền lực, khách thể quyền lực, và phương tiện quyền lực. Chủ thể quyền lực chính trị nắm giữ quyền uy chính trị, và bằng quyền uy này chi phối lên khách thể quyền lực chính trị. Chủ thể này có thể là một cá nhân, một thành phần xã hội, một giai cấp, một tập đoàn hoạt đầu, mà cũng có thể là khối đông quần chúng có tổ chức hay không có tổ chức. Khách thể quyền lực chính trị chịu sự chi phối của quyền uy chính trị từ chủ thể quyền lực chính trị. Khách thể quyền lực chính trị là các cộng đồng xã hội, theo những phạm vi khác nhau. Nó có thể là toàn thể công chúng, giai cấp, các nhóm xã hội, cũng như các cá nhân hiện diện trong cộng đồng. Phương tiện quyền lực là thành tố trung gian giữa chủ thể quyền lực và khách thể quyền lực, đóng vai trò như .