Tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 - THPT Krông Nô - Mã đề 209 gồm đầy đủ ma trận đề thi và đề tham khảo, giúp giáo viên định hướng cách ra đề và học sinh tham khảo trọng tâm bài học để ôn tập làm bài kiểm tra đạt chất lượng cao. | TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ TỔ SỬ - GDCD ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (32 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:. Lớp:. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 209 Câu 1: Quan điểm nào sau đây đúng về bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: A. lao động nam được ưu tiên hơn về cơ hội tiếp cận việc làm. B. lao động nữ cũng phải làm tất cả mọi công việc như lao động nam. C. lao động nữ không được hưởng chế độ thai sản. D. không sử dụng lao động nữ vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con. Câu 2: Bình đẳng trong quan hệ tài sản riêng giữa vợ và chồng được hiểu là: A. vợ, chồng không được có tài sản riêng. B. người có tài sản riêng phải nhập tài sản đó vào tài sản chung. C. chỉ người chồng mới có quyền có tài sản riêng. D. vợ, chồng phải tôn trọng và không xâm phạm đến tài sản riêng của nhau. Câu 3: Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là: A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự. C. Vi phạm kỉ luật. D. vi phạm hành chính. Câu 4: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm: A. nghiêm trọng do cố ý. B. rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. C. rất nghiêm trọng. D. nghiêm trọng. Câu 5: . có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. A. Bình đẳng trong lao động B. Bình đẳng trong kinh doanh C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng kinh tế Câu 6: Hành vi đánh người gây thương tích là: A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm dân sự và tùy mức độ tổn thương của người bị bạo lực có vi