Nội dung bài giảng "Dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch" của BSCK2. Nguyễn Thị Thế Thanh trình bày về dịch tễ học, hậu quả của suy dinh dưỡng trong bệnh tim mạch, hỗ trợ và điều trị dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc và đánh giá, những thực phẩm nên và không nên dùng. | DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH BSCK2. Nguyễn Thị Thế Thanh TTDD Lâm sàng - BVBM Dịch tễ học • Suy dinh dưỡng năng lượng và protein (suy mòn cơ thể) thường gặp ở người bệnh (20 – 50%). • Tần suất suy dinh dưỡng ở BN suy tim mạn: 20% – 70% • Suy mòn cơ thể trong bệnh tim mạch là một trong những biến chứng trầm trọng của suy tim mạn • Khoảng 50% BN tim mạch bị suy mòn tử vong trong 18 tháng tiếp theo. SLB và hậu quả của SDD trong bệnh TM Hỗ trợ và điều trị dinh dưỡng Mục tiêu: • Cung cấp các chất cho chức năng chuyển hóa • Bảo tồn chức năng và tính toàn vẹn của niêm mạc ruột. • Hỗ trợ chức năng miễn dịch. • Thúc đẩy liền vết thương • Phòng ngừa thừa ăn quá mức hay thiếu ăn kéo dài. • Có khả năng thay đổi đáp ứng viêm toàn thân • Giảm thiểu tỷ lệ tử vong và biến chứng. Hỗ trợ và điều trị dinh dưỡng • Do sinh lý bệnh về SDD phức tạp ở bệnh nhân TM , ngoài việc tư vấn đúng, tối ưu hóa các CĐ ăn, sử dụng bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng, hay bằng ống sonde, thì những khuyến nghị về dinh dưỡng dựa vào bệnh có sẵn hay bệnh kèm theo • Cung cấp và bổ sung acid amin phân nhánh: Phòng ngừa teo cơ tim, kích thích tổng hợp Pr, giảm thoái biến Pr và mất nitrogen (trên xương và cơ tim), cải thiện chức năng tim • Tình trạng viêm và stress oxy hóa là những yếu tố tiên lượng quan trọng cho tần suất tử vong cao trong suy tim. Chất chống oxy hóa đang được nghiên cứu ở những BN .