Cơn tăng huyết áp: điều trị cấp cứu hay dự phòng?

Nội dung bài viết "Cơn tăng huyết áp: điều trị cấp cứu hay dự phòng?" của PGS TS Nguyễn Đức Công trình bày về vấn đề tăng huyết áp, định nghĩa tăng huyết áp qua các hướng dẫn, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng cơn tăng huyết áp, điều trị cơn tăng huyết áp và điều trị cấp cứu hay dự phòng cơn tăng huyết áp. | CƠN TĂNG HUYẾT ÁP: ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU HAY DỰ PHÒNG? PGS TS Nguyễn Đức Công Mở đầu Tăng huyết áp (THA) hệ thống là một bệnh cơ thể mạn tính hay gặp nhất tác động tới hơn 1 tỷ người trên thế giới. THA là một yếu tố nguy cơ sớm đối với tim mạch, thận, và mạch máu não; THA được cho là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong cho mỗi năm [1]. Cơn THA xảy ra với rất nhiều tình huống lâm sàng, nhưng có điểm chung là tăng mạnh và nhanh trị số huyết áp, thường là > 180/120 mmHg; cùng với sự tiến triển hoặc đe dọa tổn thương cơ quan đích. Nhận biết và đánh giá ban đầu cơn THA rất quan trọng giúp xử trí kịp thời và hợp lý. Hầu hết các cơn THA là có thể dự phòng được và là hậu quả của các trường hợp THA trước đó không được điều trị hoặc điều trị nhưng không kiểm soát được huyết áp thỏa đáng hoặc không gắn bó điều trị [2-4]. Vậy đối với những cơn THA thì điều trị cấp cứu hay dự phòng là biện pháp tối ưu hơn? Định nghĩa THA qua các Hướng dẫn: Việc định nghĩa về mức huyết áp đã trải qua rất nhiều thời gian và công sức, nhưng đến nay đồng thuận nhiều nhất là theo Hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH)/ Hội tim học Châu Âu (ESC) [5] và Báo cáo thứ 7 của Ủy ban liên tịch quốc gia Hoa Kỳ (JNC7) [2], THA được định nghĩa khi huyết áp tâm thu (HATTh) trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) trên 90 mmHg ở những bệnh nhân có THA đã biết hoặc đo trên 2 lần. THA là một thực thể đa dạng, nhưng luôn là yếu tố nguy cơ liên tục gây tổn thương cơ quan đích từ mức độ dưới lâm sàng, đến bệnh lý lâm sàng, rồi đến các biến cố tim mạch, và tử vong [6]. Mặc dù không có phân loại trong báo cáo của JNC7 này, một trường hợp THA với HATTh trên 179 mmHg hoặc HATTr trên 109 mmHg được gọi với thuật ngữ là “THA nặng”. Sự tăng mức độ và tốc độ tổn thương các cơ quan đích có ý nghĩa hơn việc gia tăng trị số huyết áp. Mức độ tăng trị số HA và thời gian diễn tiến THA sẽ quyết định kết cục toàn bộ. Người ta ước lượng rằng có từ 1 – 2 % trong quần thể người THA sẽ có tình trạng tăng cao HA nặng và cấp tính được .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    81    1    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.