Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2,3,4,5 trang 24 bài Máy may nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt lý thuyết về Máy may SGK Công nghệ 9 I - CẤU TẠO CHUNG CỦA MÁY MAY 1. Các bộ phận chính a. Máy may đạp chân Hình 1. Máy may đạp chân (1) Đầu máy (2) Bệ máy (3) Bàn máy (4) Chân máy Đầu máy: có vỏ bằng gang, chứa các bộ phận chuyển động như trục khuỷu, thanh truyền (tay biên), cam, bánh xe nhỏ (bánh đà nhỏ), cánh tay đòn, trục kim. Bệ máy: gắn với đầu máy bằng bulông hay chốt; trên bệ máy có khoảng trống để lắp mặt nhật, mật nguyệt; dưới bệ máy đặt ổ trục chao, trục nâng bàn đưa bài. Bàn may: gắn với bệ máy bằng bản lề. Chân máy: có bàn đạp, tay biên nối bánh xe với bàn đạp, dây curoa nối bánh xe lớn ở chân máy (bánh đà lớn) với bánh xe nhỏ ở đầu máy (bánh xe nhỏ). b. Máy may chạy điện Hình 2. Máy may chạy điện Đầu máy: chứa các bộ phần chuyển động, động cơ. Từ động cơ có dây điện để cắm vào nguồn điện khi sử dụng và có dây điện gắn vào bộ phận điều khiển tốc độ bàn chân, dây curoa nối động cơ với bánh đà ở đầu máy. Bệ máy: gắn với đầu máy, dưới bệ máy đặt trục ổ chao, ổ chao trục nâng bàn đẩy vải. 2. Các bộ phận của máy may tham gia vào quá trình tạo mũi may Hình 3. Các bộ phận của máy may tham gia vào quá trình tạo mũi may Bộ phận kim và chỉ trên: (1) Kim máy (2) Trục kim (3) Ốc giữ kim (4) Cần giật chỉ (5) Móc dẫn chỉ (6) Trục cắm ống chỉ (7) Cụm điều chỉnh sức căng của chỉ Bộ phận ép chỉ: (8) Chân vịt (9) Trục chân vịt (10) Ốc trục và lò xo (11) Cần nâng và hạ chân vịt Bộ phận đẩy vải: (12) Bàn đẩy vải (răng cưa) (13) Ốc điều chỉnh bàn đẩy vải Bộ phận chỉ dưới: (14) Vỏ ổ chao (15) Chao chỉ (16) Thoi (thuyền) (17) Suốt II - SỬ DỤNG MÁY MAY Kê máy ở nơi bằng phẳng, đủ ánh sáng; lau máy, tra dầu vào máy thường xuyên. 1. Chuẩn bị máy a. Lắp kim Chọn số kim phù hợp với loại vải và độ dày của vải. Loại vải Số của kim máy Mỏng 11, 12 Trung bình 13, 14 Dày 15, 16 Bảng 1. Chọn số kim phù .