Nội dung của bài viết giới thiệu về các loại thực vật thủy sinh dùng để xử lý chất thải chăn nuôi, cách thức xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh và ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh. | BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG THỰC VẬT THỦY SINH CN Nguyễn Thị Anh I. GIỚI THIỆU Nước thải trong chăn nuôi bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại gia súc, máng ăn, máng uống là loại nước gây ô nhiễm nặng nhất vì nó có chứa các chất vô cơ, hữu cơ, khoáng chất Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi chiếm khoảng 70- 80 %, bao gồm: protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid amin. Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 -30%, bao gồm: đất, cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO4 2-, PO4 3- Ngoài ra, nước thải trong chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật này là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chúng bao gồm các nhóm: vi khuẩn điển hình như: E. coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigella sp, Proteus, Clostridium sp đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, polio virus, aphthovirus và ký sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều được thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng hòa nhập vào nguồn nước. Đặc biệt nước thải từ các trại chăn nuôi chứa khối lượng lớn các nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó có thể tách những chất này khỏi nước bằng quét tước hay lọc thông thường. Việc xử lý nước thải thường đòi hỏi công nghệ hiện đại, tốn kém, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, nếu không được xử lý phù hợp, nguồn nước này sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xử lý nước thải bằng các loài thực vật thủy sinh đã và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm rẻ tiền, dễ vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ thống sinh thái của địa phương. II. NỘI DUNG Giới thiệu