Nội dung bài viết trình bày tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay, pháp luật về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc. | Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương” CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ths. Phạm Trọng Cường Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (Văn phòng Quốc hội) Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một chính sách trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu cho những chính sách đặc thù áp dụng riêng đối với từng khu vực, vùng miền, cộng đồng khác nhau được thực hiện một cách trực tiếp, toàn diện, đúng đối tượng. Trong khuôn khổ chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại một số khu vực, vùng miền trọng điểm, chuyên đề tham khảo này cung cấp những thông tin cơ bản về: - Tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay; - Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc; - Quản lý nhà nước về công tác dân tộc: Đối tượng của hoạt động giám sát về thực hiện chính sách dân tộc; - Bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc; I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm dân tộc: Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm. Tài liệu tham khảo 1 Đăk Nông, 8-10/3/2007 Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa .