Cơ chế khuyến khích các dự án thu gom khí đồng hành tại các mỏ dầu nhỏ cận biên ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày về tình trạng đốt bỏ khí đồng hành trên thế giới và yêu cầu về chính sách đầu tư dự án thu gom, xử lý và vận chuyển khí đồng hành tại Việt Nam, giới thiệu tổng quan về tiềm năng khí đồng hành ở Việt Nam và đề xuất một số cơ chế cho các dự án thu gom khí đồng hành ở mỏ nhỏ/mỏ cận biên. | KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH CÁC DỰ ÁN THU GOM KHÍ ĐỒNG HÀNH TẠI CÁC MỎ DẦU NHỎ/CẬN BIÊN Ở VIỆT NAM ThS. Phạm Kiều Quang1, ThS. Trần Quốc Việt2 KS. Phạm Thu Trang1 1 Viện Dầu khí Việt Nam 2 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Email: quangpk@ Tóm tắt Tình trạng đốt bỏ khí đồng hành diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tại Việt Nam, cơ chế, chính sách hiện tại chưa thực sự khuyến khích các nhà thầu dầu khí đầu tư dự án thu gom, xử lý và vận chuyển khí đồng hành, đặc biệt là tại các mỏ nhỏ/cận biên. Bài viết giới thiệu tổng quan về tiềm năng khí đồng hành ở Việt Nam và đề xuất một số cơ chế cho các dự án thu gom khí đồng hành ở mỏ nhỏ/mỏ cận biên. Từ khóa: Thu gom, khí đồng hành, cơ chế khuyến khích. 1. Mở đầu Đốt bỏ khí đồng hành không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ước tính mỗi năm trên thế giới có 150 tỷ m3 khí đồng hành bị đốt bỏ tương đương với lượng khí Mỹ sử dụng cho dân dụng trong một năm; 5% sản lượng khí thiên nhiên khai thác trên toàn thế giới; 30% lượng khí thiên nhiên sử dụng ở Liên minh châu Âu (EU). Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất đi 24 triệu thùng quy dầu/ ngày; 10 tỷ USD doanh thu bán khí với mức giá 2USD/triệu Btu [1]. Do đó, Việt Nam cần có cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích các nhà thầu đầu tư phát triển các dự án thu gom khí đồng hành ở các mỏ nhỏ/mỏ cận biên. 2. Tiềm năng khí đồng hành ở Việt Nam Từ khi khai thác dòng khí đầu tiên vào tháng 6/1981 đến nay, Việt Nam đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và xây dựng được hệ thống thu gom vận chuyển khí ở bể Sông Hồng, bể Cửu Long (khu vực Đông Nam Bộ), bể Nam Côn Sơn và bể Malay - Thổ Chu (khu vực Tây Nam Bộ). Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam đã xác định được 113 mỏ/phát hiện dầu khí gồm 55 mỏ/phát hiện dầu (48,67%) và 58 mỏ/phát hiện khí (51,33%), trong đó có 48 mỏ đang được .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.