Nội dung của bài viết tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân trên thế giới, một số nguyên nhân cơ bản hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân cho bảo vệ môi trường và các biện pháp đã và đang được sử dụng trên thế giới để giải quyết các nguyên nhân trên. | See discussions, stats, and author profiles for this publication at: Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân (international experience on enhancing. Working Paper · February 2017 CITATIONS READS 0 41 1 author: Nam Hoang Nguyen National Economics University 12 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: USAID green annamites project on "Feasibility Assessment for Payment for Forest Environmental Services (PFES) Expansion in Quang Nam and Thua Thien Hue provinces, Vietnam" View project ADB CDTA 8592 VIE: Improving Payment for Forest Ecosystem Service Implementation View project All content following this page was uploaded by Nam Hoang Nguyen on 20 July 2017. The user has requested enhancement of the downloaded file. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân Nguyễn Hoàng Nam Khoa Môi trường và Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân nguyenhoangnam275@ 1. Mở đầu Môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên. Đó là một mối quan hệ chặt chẽ mà bất cứ quốc gia nào cũng cần phải quan tâm trong quá trình lập kế hoạch phát triển của mình. Với quan điểm đó, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang là cách tiếp cận được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường ngay từ năm 2005 đã chỉ rõ: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” (Khoản 3, Điều 3, Luật BVMT năm 2005). Luật cũng xác định“Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển” (Khoản 5, Điều 5, Luật BVMT năm