Nội dung của tài liệu trình bày về bối cảnh mới đầy thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, các chính sách hiện có và những điều chỉnh cần thiết về chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2020, các chính sách mới có thể đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2020. | Đây là bản tóm tắt của nghiên cứu về “Hiện trạng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi” được thực hiện trong khuôn khổ dự án EMPCD – một dự án hỗ trợ Tăng cường Năng lực Xây dựng, Thực hiện và Giám sát Chính sách Dân tộc của UBDT do UNDP hỗ trợ kỹ thuật. Nghiên cứu này giúp cung cấp các dữ liệu và minh chứng về thực trạng nguồn nhân lực vùng DTTS nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong việc dự thảo Đề án về Phát triển Nguồn Nhân lực Vùng Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2011-2015 và định hướng tới năm 2020 để trình Chính phủ. Báo cáo đầy đủ sẽ được đăng trên trang web của UNDP và UBDT: và Hiện trạng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi _ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Bối cảnh mới đầy thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một mục tiêu chiến lược chính được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, với chỉ tiêu cụ thể là đến năm 2015, 55% lực lượng lao động đã qua đào tạo . Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một nhu cầu lớn bởi vì tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các khu vực này là rất cao . Chẳng hạn như các dân tộc H’mong và Khơ-me có 98% lao động được xếp vào diện lao động chưa qua đào tạo. Để có thể đạt được chỉ tiêu tỉ lệ lao động dân tộc thiểu số qua đào tạo bằng một nửa chỉ ti êu quốc gia (tức 27,5%) trong vòng 5 năm tới, cần có