Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh

Nội dung của bài viết trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, đánh giá thực trạng của phát triển bền vững làng nghề trong những năm gần đây ở Bắc Ninh, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới. | Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh Nguyễn Thị Mai Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: . Lê Danh Tốn Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng của phát triển bền vững làng nghề trong những năm gần đây ở Bắc Ninh. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới. Keywords. Kinh tế chính trị; Phát triển bền vững; Làng nghề; Bắc Ninh Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là khôi phục các làng nghề truyền thống, hình thành và phát triển các làng nghề mới, vì nó tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế mở, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số là 1227 người/ km2, đứng thứ hai của khu vực Đồng bằng sông Hồng (sau tỉnh Hưng Yên) và đứng thứ 3 trong cả nước (sau Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hưng Yên), ruộng đất bình quân đầu người và năng suất lao động lại thấp, sản lượng không ổn định. Do đó, vấn đề việc làm đặt ra gay gắt. Hơn nữa khi sản xuất nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng Khoa học - công nghệ tiên tiến làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, cùng với quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá cùng diễn ra mạnh mẽ khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì điều đó vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi tất yếu phải phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, trong đó phát triển Làng nghề là hướng cơ

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.