Nội dung của bài viết trình bày một số quan niệm về vùng và vùng kinh tế, phương pháp và quy trình lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, nội dung và phương pháp lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng, một số kiến nghị đối với cách tiếp cận, phương pháp và quy trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng. | CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 261 TÌM HIỂU VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VÙNG Ở VIỆT NAM, TRƯỜNG HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ThS. Nguyễn Hoàng Hà Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lời nói đầu Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), chúng ta bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển đất nước với thời kỳ 10 năm (1991‑2000) và cho đến nay, Việt Nam đã trải qua gần hai thời kỳ chiến lược phát triển. Để cụ thể hoá một bước của chiến lược phát triển đất nước, từng vùng lãnh thổ được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội. Đến thời điểm hiện tại, quy hoạch tổng thể phát triển 6 vùng kinh tế ‑ xã hội1 ở Việt Nam đang được trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương đóng góp ý kiến. Có phải chăng rằng chỉ có Việt Nam có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, được xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cụ thể hoá hơn các mục tiêu, định hướng, và giải pháp của chiến lược phát triển đất nước đối với từng vùng? Nếu chỉ cần vào trang web tìm kiếm hàng đầu thế giới, Google, và nhập dòng chữ “regional planning” (quy hoạch vùng) ta sẽ nhận được địa chỉ tương ứng. Như vậy, có thể thấy rằng, quy hoạch vùng của Việt Nam không phải là mới, là duy nhất. Trong các tài liệu, tác giả nghiên cứu, quy hoạch vùng đang được thực hiện ở nhiều nước khác nhau, từ những nước phát triển đến những quốc đang phát triển, nhưng khái niệm về vùng, các cách tiếp cận, những nội dung và phương thức thực hiện quy hoạch có nhiều điểm khác biệt. Sau 1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 262 Nguyễn Hoàng Hà đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Để minh hoạ rõ thêm về việc nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tại Việt Nam, tác giả viện dẫn trường hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng do Viện Chiến lược phát triển làm Chủ đề án. 1. Một số