Nội dung của bài giảng trình bày khái niệm chung về rối loạn tâm thần thực tổn, nguyên nhân của rối loạn tâm thần thực tổn, phân loại, đặc điểm lâm sàng chung, chẩn đoán phân biệt, một số rối loạn tâm thần thực tổn thường gặp. | BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: TÂM THẦN HỌC: CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Tâm thần học: Các rối loạn tâm thần thực tổn”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến đến bệnh này như: Khái niệm chung về rối loạn tâm thần thực tổn; Nguyên nhân của rối loạn tâm thần thực tổn; Phân loại; Đặc điểm lâm sàng chung; Chẩn đoán phân biệt; Một số rối loạn tâm thần thực tổn thường gặp. 2 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CHUNG Rối loạn tâm thần thực tổn là các bệnh tâm thần hay các trạng thái rối loạn tâm thần có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở tổ chức não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não (u não, viêm não, tai biến mạch máu não, ) nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài não (nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, chấn thương sọ não, các bệnh tim mạch các bệnh gan, thận, nội tiết, ). Sự đa dạng về mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng rối loạn tâm thần thực tổn phụ thuộc không chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não nặng hay nhẹ, lan toả hay khu trú, mà còn cả vào trạng thái tinh thần, sức đề kháng của cơ thể, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá thể trước khi bị bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn thương thực thể não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào mức độ phá huỷ của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố tác động tâm lý, môi trường khác nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt, đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức. Một số bệnh tâm thần và cơ thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận lợi bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại cho công tác theo dõi chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu rối loạn tâm thần thực tổn có liên quan chặt chẽ đến các chuyên ngành khác của Y học. Do vậy, người thầy thuốc .