Nội dung của bài viết trình bày về thị trường bất động sản của Việt Nam, thị trường nhà ở, thị trường cơ sở sản xuất, thị trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng, thị trường bất động sản nông nghiệp và đề xuất những giải pháp trong chính sách đất đai và bất động sản cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. | ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẤT NƯỚC (Tài liệu sử dụng cho bài nói chuyện "Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam" của Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright) Điểm đột phá của quá trình Đổi mới đã được Đảng ta lựa chọn là đổi mới chính sách đất đai trong kinh tế nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp từ hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Điểm đột phá này đã đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành nước thuộc nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành công bước đầu này đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương Đổi mới của Đảng ta. Việc lựa chọn điểm đột phá như vậy đã thể hiện sự tính toán toàn diện từ lý luận tới thực tiễn. Đất nước ta là nước nông nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá trong khu vực kinh tế nông nghiệp; đất đai là tư liệu sản xuất nông nghiệp, vậy cần lựa chọn điểm đột phá là chính sách đất đai. Sau 20 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp nước ta đã phát triển tốt trong nền kinh tế hàng hoá, hàng loạt nông sản, thuỷ sản nước ta đã chiếm vị trí cao trong xuất khẩu trên thế giới. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết quả lao động của toàn dân tộc trong giai đoạn này sẽ quyết định việc đất nước có trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 hay không. Sự nghiệp Tiếp tục đổi mới trong giai đoạn này đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn điểm đột phá mới, chính sách mới để tạo bước nhẩy mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đất nước nông nghiệp thành đất nước công nghiệp (có người đề nghị nên gọi là Đổi mới lần II). Để chủ đạo quá trình đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước cần chủ đạo 3 thị trường nguồn lực đầu vào của nền kinh tế, đó là thị trường bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất), thị trường lao động và thị trường vốn. Như vậy, cần tìm động lực cho 3 thị trường nguồn lực đầu vào này và .