Nội dung của tài liệu trình bày về tầm quan trọng của việc xử lý vấn đề thông tin bất cân xứng của các ngân hàng, các cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết trong hoạt động tín dụng, một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, quyết định cấp tín dụng tại các ngân hàng, kiểm tra giám sát, thu hồi vốn vay của các tổ chức tín dụng. | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 04/2005 HUỲNH THẾ DU NGUYỄN MINH KIỀU NGUYỄN TRỌNG HOÀI THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM Trong quá trình nghiên cứu hệ thống tài chính Việt Nam, nhóm của ông Cải Cách thấy rằng giống như các nước đông Á khác, ở Việt Nam, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống tài chính. Hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán có một vài trò rất khiêm tốn. Hơn thế nữa, do mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, công chúng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, nên hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất sơ khai, chủ yếu là cấp tín dụng, còn các loại hình dịch vụ ngân hàng khác, nhất là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hầu như chưa phát triển. Tuy là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại hơn 80% doanh thu, nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như có trục trặc mà nó được thể hiện qua khối lượng nợ xấu tương đối cao1. Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định . Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của kho trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao. Chuẩn đoán không tốt vấn đề thông tin bất cân xứng có thể là nguyên nhân gây ra những trục trặc trong hoạt động tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam2, từ trục trặc này nhóm của ông Cải Cách đã dành một nguồn lực đáng kể để tìm hiểu về nó. 1 Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đến cuối năm 2003, tỷ lệ nợ xấu (quá hạn)của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 4,74% trong tổng dư nợ cho vay gần tỷ .