Góp phần nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí vết thương thận

Nội dung của bài viết trình bày về vết thương thận trong cấp cứu niệu khoa thường gặp. Kết quả cho thấy vết thương thận cần được chẩn đoán và xử trí sớm, chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, siêu âm và CT scan, điều trị phẫu thuật khi tình trạng huyết động không ổn định hoặc có tổn thương phối hợp. Điều trị không phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp nhẹ, không kèm tổn thương kết hợp. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG THẬN Thái Minh Sâm*, Nguyễn Bá Quang*, Trần Ngọc Sinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vết thương thận(VTT) là một cấp cứu niệu khoa thường gặp, làm thế nào để chẩn đoán chính xác, không bỏ sót các thương tổn và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng là các trường hợp VTT được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2005 đến 07/2011. Kết quả: Có 59 trường hợp (TH), tuổi trung bình là 26,32 tuổi, nam chiếm 89,8%; tất cả các TH đều do bị đâm bằng vật sắc; Tiểu máu đại thể chiếm 76,3% TH; huyết động không ổn định chiếm 16,9%; siêu âm bụng: 61,2% có tụ dịch quanh thận, 34,7% có tổn thương nhu mô thận. CT scan 100% có tụ dịch quanh thận và 85,7% có tổ thương nhu mô thận. Điều trị phẫu thuật chiếm 74,6%, trong đó: khâu thận 84,1%, cắt thận 13,6%. Tổn thương kết hợp chiếm 30,5%, trong đó tổn thương tạng rỗng chiếm 66,7%. Biến chứng sau .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.