Nội dung của bài viết trình bày về ung thư phổi không tế bào nhỏ, xác định tỉ lệ đột biến EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ và mối liên quan giữa đột biến EGFR loại Del và loại L858R với giới tính và nhóm tuổi. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ ĐỘT BIẾN EGFR TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Lý Khánh Vân*, Nguyễn Hiền Minh*, Lý Văn Xuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư phổi không tế bào nhỏ có liên quan đến đột biến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR). Ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR sẽ cho kết quả điều trị rất tốt với thuốc ức chế EGFR‐ tyrosine kinase. Phát hiện đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ góp phần lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đột biến EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ và mối liên quan giữa đột biến EGFR loại Del và loại L858R với giới tính và nhóm tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các mẫu sinh thiết của bệnh nhân được giải phẫu bệnh xác định là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kỹ thuật phát hiện đột biến EGFR là kỹ thuật Scorpion ARMS. Kết quả: Qua nghiên cứu 248 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ, ghi nhận có 153 trường hợp có đột biến EGFR, chiếm tỉ lệ 61,7% trong đó nam chiếm tỉ lệ 31,05% và nữ chiếm tỉ lệ 30,65%. Tỉ lệ đột biến ở nhóm tuổi từ 46 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 50%. Trong 153 trường hợp đột biến EGFR có 84 trường hợp đột biến loại Del (tỉ lệ 54,9%) và 38 trường hợp đột biến loại L858R (tỉ lệ 24,8%). Trong 84 đột biến loại Del, có 42 trường hợp là nữ (tỉ lệ 50%) và 42 trường hợp là nam (tỉ lệ 50%). Trong 38 trường hợp đột biến loại L858R có 24 trường hợp là nữ (tỉ lệ 63,2%) và 14 trường hợp là nam (tỉ lệ 36,85%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đột biến loại Del và loại L858R với giới tính và với nhóm tuổi. Kết luận: Trong 248 trường hợp nghiên cứu, có 153 trường hợp phát hiện đột biến EGFR, chiếm tỉ .