Nội dung bài giảng của . BS. Nguyễn Đức Công trình bày đại cương về phù phổi cấp, định nghĩa phù phổi cấp, cơ chế bệnh sinh phù phổi cấp, phân loại nguyên nhân phù phổi cấp, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, các thể lâm sàng đáng lưu ý và điều trị cấp cứu phù phổi cấp. | PHÙ PHỔI CẤP GS. TS. BS. Nguyễn Đức Công Giám Đốc Bệnh viện Thống Nhất Đại học Y Dược Tp. HCM Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Khoa Y, Đại học Quốc gia Tp. HCM 1. ĐẠI CƯƠNG : . Định nghĩa: Phù phổi cấp là tình trạng thanh dịch từ huyết tương của mao mạch phổi tràn ngập đột ngột, dữ dội vào các phế nang và phế quản gây nên tình trạng khó thở cấp tính. . Cơ chế bệnh sinh: . Sinh lý huyết động bình thường ở phổi: Bình thường ở phổi có sự lưu thông liên tục dịch từ mao mạch phổi sang tổ chức kẽ. Dịch này được hệ thống bạch mạch vận chuyển đi. Sự lưu thông dịch ở tổ chức kẽ của phổi đảm bảo sao cho phổi không bị khô nhưng không ứ dịch làm ảnh hưởng tới sự trao đổi khí ở vùng tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch. Có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế này: . Sinh lý huyết động bình thường ở phổi: - Áp suất thủy tĩnh trong mao quản phổi: Có xu hướng đẩy dịch ra khỏi lòng mao quản. Áp suất này khoảng 5 – 10 mmHg. - Áp lực keo của máu trong lòng mao quản: Áp lực này đối lập với áp lực thủy tĩnh trong mao quản để giữ dịch lại trong mạch máu. Hàm lượng albumin trong máu quyết định áp lực này. Bình thường áp lực này 25 – 30 mmHg. . Sinh lý huyết động bình thường ở phổi: Áp lực thủy tĩnh của tổ chức kẽ: Do tỉ lệ protein quyết định; khoảng 5 – 10 mmHg. - Tính thấm của thành mao quản: Đây là hệ số lọc của nền mao quản phổi. - Sức căng bề mặt phổi: Do chất surfartant quyết định, làm cho phổi không bị xẹp. Theo định luật Starling thì bình thường ở phổi không có sự lưu thông dịch từ tổ chức kẽ hoặc từ mạch máu vào phế .