Kinh nghiệm phát triển nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Nội dung của tài liệu trình bày về nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, một số kinh nghiệm về phát triển quỹ hưu trí và phát triển hệ thống quỹ đầu tư của thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. | Kinh nghiệm phát triển nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản Nhà đầu tư tổ chức là một thành viên quan trọng trên thị trường chứng khoán (TTCK). Vai trò của nhóm nhà đầu tư này được thể hiện rõ nét ở những khía cạnh như nguồn vốn, phương thức hoạt động hay tạo động lực phát triển cho thị trường. Việc phát triển nhà đầu tư tổ chức cũng được Chính phủ đề cao trong Quyết định số 252/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 như sau: “Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân”. Từ đó có thể thấy, việc xây dựng hệ thống nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK là yêu cầu cấp thiết. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển nhà đầu tư tổ chức từ các quốc gia có TTCK lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc là những tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích cho Việt Nam. 1. Nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản Trung Quốc Từ những vấn đề phát sinh trong hệ thống an sinh xã hội, vào thập niên 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu hệ thống hưu trí theo hướng xây dựng mô hình đa trụ cột. Sau đó, vào cuối năm 2000, Quỹ hưu trí quốc gia (SSF) và Hội đồng quốc gia quỹ hưu trí (NCSSF) được thành lập để điều chỉnh những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống hưu trí. Hoạt động và hình thức đầu tư của SSF được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ Tài chính. Trong đó, danh mục đầu tư của SSF chủ yếu giới hạn ở tiền gửi vào các tổ chức tín dụng, trái phiếu chính phủ (TPCP) và những công cụ tài chính khác có tính thanh khoản tốt, bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có định mức tín nhiệm từ mức đầu tư trở lên. Cụ thể, quy định được ban hành vào năm 2001 cho phép SSF đầu tư tới 40% vào cổ phiếu và 10% vào TPDN. Sau đó, quy định này được xem xét lại và thêm điều khoản danh mục đầu tư phải có tối thiểu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.