Nội dung của bài viết trình bày về sự hiệu quả và tính an toàn của gây mê propofol kiểm soát nồng độ đích cho các can thiệp ngoại khoa tiết niệu ở bệnh nhân ngoại trú. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp gây mê tĩnh mạch bằng propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí MTQ dễ sử dụng, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả và an toàn cao. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA GÂY MÊ PROPOFOL KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH CHO CÁC CAN THIỆP TIẾT NIỆU NGOẠI TRÚ Tạ Đức Luận*, Nguyễn Thị Quý** TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Đánh giá sự hiệu quả và tính an toàn của gây mê propofol KSNĐĐ cho các can thiệp ngoại khoa tiết niệu ở bệnh nhân ngoại trú. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Từ tháng 4 đến tháng 12/2012, tại khoa PT‐GMHS BVĐHYD TP. HCM, 65 BN được lựa chọn cho can thiệp tiết niệu về trong ngày, ASA I/II, được gây mê tĩnh mạch với propofol KSNĐĐ, thông khí MTQ, không dùng dãn cơ. Ghi nhận nồng độ đích tại các thời điểm, diễn biến của sinh hiệu và cách xử trí. Trong mổ đánh giá độ mê bằng thang điểm PRST, sự hài lòng của PTV bằng thang điểm VAS (tính ngược). Tại PHT đánh giá độ an thần của BN bằng thang điểm OAA/S. Tại PHP đánh giá sự hài lòng của BN bằng VAS. Kết quả: Nồng độ đích (mcg/ml) trung bình lúc mất tri giác: 1,3±0,31 (0,6‐2,0); đặt MTQ: 3,64 ± 0,35(2,6‐ 4); trong can thiệp: 3,87 ± 0,37(3‐5); khi HT: 1,18 ± 0,31(0,4‐2,6).Thời gian mất tri giác(giây): 46,02±7,71(34‐ 78); thời gian HT(phút): 13,95±5,20(7‐35). Điểm PRST luôn ≤1; sự hài lòng PTV: 9,83±0,52. Điểm OAA/S khi về PHT: 5đ 33 ca (50,7%); 4đ 25 ca (38,5%); 3đ 7 ca (10,8%). Sự hài lòng của BN: 0,46±0,82đ. Các phiền nạn: tụt HA phải sử dụng ephedrine: 5 ca (7,7%); mạch chậm: 11ca (16,9%). Không có trường hợp nào suy .