Nội dung của bài giảng giới thiệu chung về các thông số đánh giá chất lượng nước, tổng quan các phương pháp xử lý nước thải, cơ sở các phương pháp vật lý (cơ học) – physical treatment, phương pháp hóa lý, cơ sở phương pháp hóa học – chemical processes, xử lý bằng phương pháp sinh học – và biological processes. | ĐẠI HỌC VINH BÀI GIẢNG Môn: Công nghệ Môi trường Chuyên đề: Xử lý nước thải HỒ THỊ PHƯƠNG Vinh - 2008 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG (2 tiết) 1. Các thông số đánh giá chất lượng nước Để đánh giá chất lượng nước, người ta đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng nước như sau: • Chỉ tiêu vật lý: mùi vị, nhiệt độ, độ đục, độ màu, độ axit, độ kiềm, độ cứng, hàm lượng chất rắn tan trong nước • Chỉ tiêu hóa học: độ pH, oxi hòa tan DO, nhu cầu oxi hóa học COD, nhu cầu oxi sinh học BOD, hàm lượng H2S, Cl-, SO42-, PO43-, F-, I-, Fe2+, Mn2+, các hợp chất nitơ, phốtpho • Chỉ tiêu sinh học: vi trùng gây bệnh, các loại rong tảo . Nhiệt độ (temperature) Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hay môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải nhà máy điện nhiệt, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận nước cho nên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt). Ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong nước: Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các quá trình sinh, hóa, lý học thường của hệ sinh thái nước biểu hiện: - Làm giảm nồng độ oxi trong nước; - Phân hủy yếm khí xảy ra mạnh mẽ, gây ra mùi hôi thối do các khí H 2S, CO2, CH4, NH3 gây ra; - Làm thay đổi màu nước. Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau. . Độ màu (colour) Nước tự nhiên thường trong suốt và không màu, nước có màu là do các chất bẩn hòa tan trong nước tạo nên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (nước thải nhà máy dệt, thuộc da, lò mổ, nhà máy giấy ) thường tạo ra màu xám hoặc đen cho nguồn nước. Để đánh giá màu sắc của nước, người ta dùng phương pháp so màu bằng mắt hoặc bằng phổ kế với các dung dịch chuẩn. . Độ đục (turbidity) 2 Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Khi chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu ánh sáng mặt trời xuống đáy thủy .