Thảo luận hóa vô cơ: Độ độc hại của các chất vô cơ, phương pháp phòng, chữa

Thảo luận hóa vô cơ "Độ độc hại của các chất vô cơ, phương pháp phòng, chữa" trình bày các nội dung chính như: Khái niệm về chất độc và ngộ độc, con đường xâm nhập và ảnh hưởng của các chất độc vô cơ, | Giống như Hg, As là một chất cực độc, nhưng lại là một chất giải độc Se rất tốt và ngược lại. Kết quả thực nghiệm khi tiêm đồng thời các hợp chất của As và Se vào động vật với liều cao, thì không thấy hiện tượng ngộ độc xảy ra, trái lại, nếu chỉ tiêm một trong hai loại, thì xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Khi tăng liều lượng As trong thuốc tiêm, thì hàm lượng Se trong gan giảm và hàm lượng Se trong dạ dày - đường ruột tăng. Người ta nhận thấy rằng, khi sử dụng As để điều trị súc vật bị nhiễm Se, thì số lượng các vết đốm đỏ trên cơ thể chúng giảm đáng kể [Holmberg and Ferm, 1969], và nếu sử dụng selenit natri để điều trị các con chuột bị nhiễm As thì các triệu chứng nhiễm độc giảm rõ rệt [Biswas et al., 1999]. Thí nghiệm trên thỏ và lợn khẳng định Se làm tăng khả năng đào thải As và ngược lại, As làm tăng khả năng đào thải Se. Điều này chỉ ra rằng, As có thể giải độc Se và nó không chỉ đóng vai trò là chất hấp phụ Se, mà chắc rằng có sự tương tác giữa chúng. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khả năng làm giảm độc tố của As và Se là do sự hình thành hợp chất seleno-bis (S-gluathiony) arsen [Gailer et al., 2000]. Hợp chất này được phân lập từ thận thỏ bị tiêm Se và As và xác định bằng quang phổ huỳnh quang tia X.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.