Chính sách điều tiết giá những hàng hóa quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị

Nội dung bài viết của PGS. TS. Ngô Trí Long trình bày về chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá gas, giá sữa, giá thuốc Tây,. và vai trò quan trọng của nó trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. | CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ NHỮNG HÀNG HÓA QUAN TRỌNG, THIẾT YẾU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ PGS. TS. Ngô Trí Long Nền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã được khẳng định. Trong quá trình đó, đòi hỏi vừa phải xây dựng những yếu tố, tiền đề của kinh tế thị trường, vừa phải hoàn thiện những yếu tố đã có. Cùng với tiến trình chung đó, cơ chế quản lý, điều tiết giá ở nước ta đã, đang từng bước được hoàn thiện và đổi mới nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững; Kiềm chế đẩy lùi lạm phát; Xây dựng ngân sách; Cán cân thương mại lành mạnh; Đảm bảo sự công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế phát triển có hiệu quả. Đổi mới cơ chế quản lý, điều tiết giá là một trong những vấn đề quan trọng trong công cuộc cải cách kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Chính sách điều tiết, kiểm soát giá của nhà nước thời gian qua và hiện nay đối với một số hàng hóa quan trọng và thiết yếu như: giá điện, giá xăng dầu, giá nhà đất, giá gas, giá sữa, giá thuốc Tây. là một trong những nội dung quan trọng trong việc bình ổn giá , kiểm soát lạm phát, thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Nội dung chính sách điều tiết giá được trình bày qua 2 nội dung sau: - Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta - Kết luận và những khuyến nghị I- Chính sách điều tiết giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nước ta 1- Giá bán điện Thực trạng và chính sách giá bán điện Tính đến nay, đa số các ngành trong nền kinh tế nước ta đã có sự cạnh tranh trên thị trường, song ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các công ty Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.