Quan niệm về bản chất nhà nước Cái làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất. Bản chất của sự vật, hiện tượng là cái tuyệt đối trong khi nhận thức của con người ta chỉ là tương đối. Bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh tương ứng với những thang bậc nhận thức của con người được triết học xác định là “bản chất cấp một”, “bản chất cấp hai” Do không nắm được những nguyên lý cơ bản của lý luận nhận thức ấy mà có. | GIỮ VỮNG BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC TRONG BÓI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TOÀN CẦU HÓA . LÊ VĂN HÒE - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia 1. Quan niệm về bản chất nhà nước Cái làm cho sự vật hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất. Bản chất của sự vật hiện tượng là cái tuyệt đối trong khi nhận thức của con người ta chỉ là tương đối. Bản chất của sự vật hiện tượng được phản ánh tương ứng với những thang bậc nhận thức của con người được triết học xác định là bản chất cấp một bản chất cấp hai . Do không nắm được những nguyên lý cơ bản của lý luận nhận thức ấy mà có giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã nêu đến ba bản chất của nhà nước kiểu mới gồm bản chất giai cấp công nhân bản chất dân chủ và bản chất là tổ chức có chức năng chủ yếu là sáng tạo xây dựng xã hội mới. Bản chất của nhà nước còn là vấn đề chính trị nó được giải thích dưới sự chi phối của những lợi ích chính trị khác nhau. Đã một thời các luật gia những nhà chính luận tư sản ra sức đề cao những giá trị xã hội của nhà nước tư sản che mờ tính chất giai cấp của nhà nước trong khi lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa lại tuyệt đối hoá tính chất giai cấp của nhà nước rất ít coi trọng nghiên cứu và phát huy những chức năng xã hội của nhà nước. Nhà nước cũng như xã hội là những hiện tượng hết sức phức tạp trước hết là phức tạp về bản chất. Nếu xã hội là tổng hoà của những quan hệ giữa con người với con người thì nhà nước bản chất của nhà nước là tổng hoà của những thuộc tính được hình thành trong quá trình tồn tại phát triển của nó và được biểu hiện ra trong toàn bộ các quan hệ của nó với xã hội với giai cấp dân tộc với các quốc gia khác trong các quan hệ chính trị quốc tế. Tính chất và nội dung của những quan hệ ấy cũng là yếu tố quy định bản chất của nhà nước. Có những thuộc tính có tính phổ biến ở tất cả các nhà nước như thuộc tính về chủ quyền về quyền lực. Song có những thuộc tính những mối quan hệ mà tính chất và nội dung của nó quy định sự khác biệt giữa bản chất của kiểu