Nội dung của ebook đi sâu phân tích các chủ điểm này và ủng hộ một chiến lược nhằm “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Phần 2 của ebook trình bày chương 3 và chương 4 với các nội dung: mục tiêu và khát vọng cho nông nghiệp Việt Nam trong thập kỷ tới và xa hơn nữa, thể chế cho ngành kinh doanh nông nghiệp hiện đại, hiện thực hóa tầm nhìn thông qua đổi mới chính sách và thể chế. | BÁO CÁO PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2016 CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: TĂNG GIÁ TRỊ, GIẢM ĐẦU VÀO Chương 3. Mục tiêu và khát vọng cho nông nghiệp Việt Nam: Thập kỷ tới và xa hơn nữa BÁO CÁO PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2016 M uốn xem xét tương lai nền nông nghiệp Việt Nam cần chú ý đến bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, thay đổi về nhu cầu nông sản, xu thế phát triển trên thị trường thế giới và tác động của biến đổi khí hậu. Bối cảnh vĩ mô l Trong vòng 1-2 thập kỷ tới cơ cấu dân số và xu thế kinh tế-xã hội Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng trở thành “một nền kinh tế công nghiệp hiện đại”. Trong đó phải kể đến hiện tượng già hóa dân số (Ngân hàng Thế giới /Bộ KHĐT 2016). Trong thời gian vừa qua Việt Nam đã được hưởng lợi nhờ tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động lớn. Lợi thế dân số này nay đã chấm dứt-tỷ trọng dân số độ tuổi lao động đã đạt mức đỉnh năm 2013 và bắt đầu đi xuống. Số lượng tuyệt đối nhóm dân trong độ tuổi lao động dự kiến sẽ đạt mức đỉnh vào giữa thập kỷ 2030. Trong giai đoạn từ nay tới khi đó Việt Nam sẽ chuyển từ một xã hội trẻ sang xã hội già hóa theo tiêu chuẩn của LHQ. l Đô thị hóa tiếp diễn. Trong giai đoạn giữa thập kỷ 1980 đến 2015 dân số đô thị Việt Nam tăng từ 13 lên 30 triệu, chiếm 1/3 dân số hiện nay. Sau 1 thập kỷ nữa Việt Nam sẽ có 50 triệu dân sống tại khu vực đô thị, chiếm ½ dân số. l Tầng lớp trung lưu phát triển. Vào giữa thập kỷ 2030 trên một nửa dân số Việt Nam sẽ thuộc tầng lớp trung lưu với mức tiêu dùng trên 10 USD/ngày. Hiện nay tỷ lệ này mới chiếm 10% dân số. Những biến động dân số này dẫn đến nhiều hệ quả về phát triển nguồn nhân lực, thị trường lao động trong nước, cạnh tranh về tài nguyên đất và nước. Sự phát triển của tầng lớp trung lưu mang lại tiềm năng phát triển thị trường nội địa, tạo động lực phát triển, trong đó bao gồm cả phát triển nông nghiệp (xem phía dưới). Cầu về nông sản thay đổi trên thị trường trong nước và khu vực Trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tổng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm dự kiến sẽ tăng và