Ebook "Bạn là người có tài ăn nói nhất" gồm có 7 chương viết về kỹ năng giao tiếp, cách giao tiếp khéo léo và những khuyết điểm trong việc ăn nói tùy tiện. Phần 2 của ebook trình bày từ chương 4 đến chương 7 của cuốn sách với các nội dung: làm thế nào để có lợi cho giao tiếp, trả lời phỏng vấn như thế nào là khéo léo nhất, đàm phán như vậy sẽ có lợi nhất và yêu cầu người khác như thế nào để được việc nhất. | CHƯƠNG 4 LÀM THẾ N[O ĐỂ CÓ LỢI CHO GIAO TIẾP? QUAN T]M ĐỂ CÓ MỘT CUỘC GIAO TIẾP CÓ HIỆU QUẢ * Mục đích rõ ràng và có sự chuẩn bị Tâm sự thì khác với tán gẫu, chủ đề của tán gẫu thì nhiều, vừa tán gẫu vừa có thể thay đổi chủ đề nhưng tâm sự thì khác, tâm sự được thể hiện trong sự khác biệt về tâm lý và dòng suy nghĩ nhất định. Muốn đạt được thành công nhất định phải có mục đích rõ ràng và có sự chuẩn bị. Tâm sự giữa hai người với nhau, mỗi người mỗi ý chẳng ai chịu ai như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa hai người. Vì thế trước khi tâm sự thì phải có mục đích rõ ràng, mục đích là để đối phương hiểu rõ mình hơn. Có “sự chuẩn bị” chủ yếu là để cho những lời nói và nội dung cũng như quá trình cuộc nói chuyện trước khi tâm sự được trau chuốt và phong phú. Nên bắt đầu như thế nào, nói những gì và kết thúc ra làm sao thì đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh việc nói lan man thậm chí là không đúng ý để ảnh hưởng tới hiệu quả của cuộc nói chuyện. Có sự chuẩn bị còn bao gồm nghĩ ra cách giải quyết với tất cả những tình huống có thể xảy ra cãi vã hoặc là đôi co, do vậy bạn có thể tuỳ theo cách nói chuyện để điều chỉnh phản ứng của người khác, đảm bảo được việc thực hiện hiệu quả của cuộc nói chuyện. * Trước khi vào vấn đề chính cần phải có sự mở đầu Những ngôn ngữ trước khi tâm sự là khó có thể sắp xếp nhất. Lúc này ta có thể lấy hành động thay cho lời nói. Một nụ cười rạng rỡ, chân thành đã thể hiện thái độ tâm sự thật lòng của bạn với đối phương. Trước tiên hãy để cho đối phương có ảnh hưởng lớn về mặt tình cảm đã, sau đó hàn huyên thêm đôi ba câu, cuối cùng hãy thể hiện thái độ thân thiện và đầy thành ý của bạn. Một “lời dạo đầu” như vậy rất có lợi cho bầu không khí và diễn biến của cuộc nói chuyện. Sau “khúc dạo đầu” nên vào đề một cách nhanh chóng, ví dụ bạn có thể loại bỏ một số hiểu lầm hoặc là nói rõ một vài tình huống nào đó . Bởi vì lúc này quan hệ giữa hai người chỉ mang tính xã giao mà thôi. Nếu cứ cố kéo dài cho câu chuyện dài mãi ra thì chắc chắn