Ebook "Phật giáo sử Đông Nam Á" một cái nhìn tổng quan về lịch sử truyền thừa của Phật giáo du nhập vào các nước Đông nam Á từ Tích Lan hay trực tiếp từ Ấn Độ - nơi phát xuất Phật giáo - vào các nước Miến Điện (Myanma), Nam Dương (Indonesia), Malaysia, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam. Nội dung ebook gồm có 8 mục, phần 1 của ebook trình bày 4 mục đầu của cuốn sách với các nội dung: Phật giáo sử Đông Nam Á, lịch sử Phật giáo Miến Điện, lịch sử Phật giáo Nam Dương (Indonesia), lịch sử Phật giáo Cam Bốt. | CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 49 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO AI LAO Chương I QUỐC GIA VÀ DÂN TỘC LÀO Địa dư Nước Ai Lao hay Lào (Laos), như chúng ta biết hiện nay, là một trong những nước nằm trên bán đảo Ấn Độ – China (Indochine). Hình thế nằm gần dọc theo kinh tuyến, nước Lào chiếm một diện tích cây số vuông, hai lần lớn hơn diện tích của nước Bỉ, Hòa Lan và Thụy Sĩ hợp lại. Đông giáp với Việt Nam, Bắc giáp với Trung Hoa và Miến Điện, Tây có sông Cửu Long và giáp với Thái Lan, Nam đụng Cam Bốt. Dân số trên hai triệu. Nguồn gốc Người Lào thuộc giống dân Thái, xưa ở Trung Hoa. Thái là "một giống dân lạ lùng, mềm loãng và thấm nhập mãnh liệt như nước, dưới gầm trời nào, trên ven sông nào cũng đồng hóa được với địa phương, nhưng bảo thủ, dưới nhiều hình thức, sự thống nhất căn bản của tình hình và ngôn ngữ mình trong cuộc nam tiến to lớn như một trận lụt, tràn ngập miền Hoa Nam, Bắc Việt Nam, Ai Lao, Thái Lan, cho đến Miến Điện và Assam." () Thời kỳ tiền lịch sử Theo lời tương truyền lâu nhiều thế kỷ, tất cả những dân tộc thuộc giống Lào đều chung một thỉ tổ là Khoun Borom, vua một đại quốc rộng lớn. Vua có bảy người con trai. Vua đã cắt đất cho bảy ông hoàng này và ông hoàng lớn nhất, tên là Khoun Lo, được hưởng phần đất gọi là Lan Xang tức là nước Lào hiện nay. Nhưng Khuon Borom là ai? Tuy không có tài liệu đích xác, nhiều sử gia theo dõi bước thiên di và sức bành trướng của giống dân Thái, đã đưa ra một giả thuyết mà họ cho là gần sự thật nhất, như sau. Để tránh ách thống trị của dân tộc Trung Hoa, nhiều gia đình Thái đã bỏ quê hương trên đất Tàu và sang ở xứ Muong Xieng Dông Xieng Thong của giống dân Kha. Bị dân Kha hiếp đáp, họ kêu cứu với vua chúa họ và Khuon Borom được chỉ định xâm chiếm Muong Xieng Dông Xieng Thong. Truyền thống Lào đặt vị tướng này như một đấng cứu tinh từ trên trời giáng thế. Muong Xieng Dông Xieng Thong, hay Muong Swa, hay Lan Xang, xưa kia gồm CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 50 phần đất Ai Lao hiện nay và một phần khác đã bị Xiêm chiếm. .