Nội dung của tài liệu "Giao thông và sử dụng đất thành phố Hồ Chí Minh" trình bày về sự tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông, quy hoạch giao thông đến 2025 và quy hoạch sử dụng đất 2025. | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 22/06//2008 JOSÉ A. GÓMEZ-IBÁÑEZ NGUYỄN XUÂN THÀNH GIAO THÔNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tháng 3/2008, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua qui hoạch điều chỉnh thiết kế tổng thể định hướng phát triển thành phố cho đến năm 2025. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm thương mại của cả nước, có dân số gần gấp đôi thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc độ 6 đến 8% một năm trong gần hai mươi năm, phần lớn tăng trưởng được tạo ra ở những thành phố lớn, cụ thể là TPHCM. Giá bất động sản luôn cao ở mức kỷ lục, áp lực phát triển đang đe dọa khu vực trung tâm thành phố với đặc trưng kiến trúc thời Pháp thuộc và những vùng đất thấp ở phía Tây và Đông Nam thành phố. Tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng nghiêm trọng với số lượng xe máy đăng ký mới mỗi ngày là 1300 chiếc và ô tô là 150 chiếc. Thành phố từng được người Pháp mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn đông” giờ đây trở thành “Thủ phủ xe máy của thế giới”. Qui hoạch tổng thể mới phân chia các khu vực cần khuyến khích tăng trưởng, bao gồm danh mục các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ các chương trình phát triển cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả bộ phận trong qui hoạch đều nhất quán với mục tiêu đề ra, và danh mục các dự án cũng rất tham vọng - với bốn đường cao tốc trên cao, sáu tuyến metro đô thị, và nhiều cầu và đường hầm – nên khó có thể được xây dựng hết theo đúng tiến độ. Vấn đề đặt ra là cần ưu tiên thực hiện những chính sách và dự án nào. Sự tăng trưởng của thành phố TP HCM nằm ở phía Tây sông Sài gòn, cách cửa sông 57 km về phía Tây Bắc (xem Minh họa 1 và 2). Thành phố được chia thành 22 quận, trong đó có 12 quận đô thị (từ Quận 1 đến 12), có 4 quận nội thành đang đô thị hóa nhanh chóng (Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình và Phú Nhuận), và 6 quận ngoại vi phần lớn là nông thôn (Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ). Hoạt động kinh tế