Nội dung của bài viết trình bày về những định hướng quy hoạch thành phố Cần Thơ - đô thị đặc trưng và phát triển bền vững về phát triển bền vững, về kinh tế, về môi trường, về an sinh xã hội và về tính đặc trưng của đô thị. | ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐÔ THỊ ĐẶC TRƯNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ủy ban nhân dân Thơ Thành phố Cần Thơ, đô thị loại I trực thuộc Trung ương, là một trong 4 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Với vị trí trung tâm của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố có nhiều lợi thế để phát triển trong sự liên kết với các khu vực, vùng, miền trong cả nước. Thành phố Cần Thơ, một đô thị đặc trưng vùng sông nước với hệ thống sông rạch đa dạng, đan xen với các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghịêp và đô thị. Cùng với việc xây dựng hoàn thiện các hệ thống hạ tầng đối nội và đối ngoại, đã từng bước kết nối đô thị Cần Thơ với khu vực nông thôn, các đô thị lớn, các vùng miền và quốc tế. Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên km2, được phân chia thành 09 quận huyện (05 quận nội thành và 04 huyện ngoại thành). Với dân số khoảng 1,2 triệu dân, trong đó dân số sống trong đô thị khoảng 630 ngàn người, chiếm tỷ lệ 52,5%; dân số nông thôn là 570 ngàn người, chiếm tỷ lệ 47,5%. Cần Thơ có thế mạnh về thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, hệ thống công trình phúc lợi xã hội, nông nghiệp và du lịch sinh thái. Tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ trong 05 năm qua luôn duy trì ở mức độ cao và ổn định trong khoảng 15,12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt USD/năm. Về Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ, hiện đang được các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, xây dựng. Trong đó đồ án sẽ tập trung nghiên cứu Cần Thơ trong mối quan hệ với toàn vùng và quốc tế, xây dựng các định hướng phát triển kiến trúc và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh. Theo nội dung Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 221/QĐ-TTg, Cần Thơ sẽ được quy hoạch và xây dựng để trở thành: - Trung tâm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; - Là đầu mối giao lưu .