Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới ngày càng khó khăn, Chính phủ Việt Nam dự kiến có kế hoạch sử dụng khoảng 6 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào giải quyết ba câu hỏi (i) sự cần thiết của gói kích cầu – tại sao chúng ta lại cần kích cầu trong hoàn cảnh hiện nay?; (ii) kích cầu như thế nào – những nguyên tắc kích cầu để đảm bảo hiệu quả của gói kích cầu; và (iii) Kích cầu. | giải pháp này, chúng tôi cho rằng giải pháp này đáp ứng tốt nguyên tắc nhanh và ngắn hạn, song việc đáp ứng Nguyên tắc số 2 về đúng đối tượng thì lại phụ thuộc rất nhiều vào khâu thực hiện. Nếu việc cho vay trên thực tế thực sự hướng vào các doanh nghiệp thâm dụng lao động (như thông qua việc Ngân hàng Phát triển bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ), giúp họ không cắt giảm việc làm thì tuy cách làm này không giống với thực tiễn trên thế giới, song vẫn giúp đạt được mục tiêu chính là việc làm. Tuy nhiên, hiện nay có những quan ngại về việc các doanh nghiệp đảo nợ cũ vay với lãi suất cao để chuyển sang vay mới với lãi suất vay thấp hơn nhiều. Nếu khoản vay đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn giúp họ duy trì việc làm thì mục tiêu chính của gói kích cầu vẫn đạt được. Song nếu khoản vay giúp các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn đảo nợ, cấu phần này của gói kích cầu lại có tác dụng như gói giải cứu (bailout plan), chứ không còn là gói kích cầu nữa. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của gói giải cứu đang được thực hiện ở Mỹ là có địa chỉ rất rõ ràng (thường là các “công ty quá lớn nên không được để đổ vỡ - too big to fail”) và điều kiện nhận hỗ trợ rất ngặt nghèo. Do vậy ở Việt Nam, việc giám sát sử dụng cấu phần bù lỗ tín dụng cần được thực hiện chặt chẽ, với trọng tâm tập trung giám sát vào việc vay của các doanh nghiệp lớn thâm dụng vốn để đảm bảo tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả nhất trong việc đạt được mục tiêu duy trì việc làm. Việc giám sát có trọng tâm cũng giảm gánh nặng thực thi trong bối cảnh nguồn nhân lực của các cơ quan Chính phủ hạn chế.