Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương mở đầu do Hồ Văn Dũng biên soạn với mục tiêu chính là sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể áp dụng được các khái niệm, nguyên lý, và các công cụ của kinh tế học vi mô. | Trường Đại học Công nghiệp Khoa Thương mại - Du lịch 21-Dec-16 Giới thiệu môn học: KINH TẾ VI MÔ (MICROECONOMICS) Kinh tế học vi mô giới thiệu những mô hình ra quyết định của các tác nhân kinh tế riêng lẻ: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Sự tương tác giữa những tác nhân này trong thị trường sản phẩm và yếu tố sản xuất được phân tích bằng cách dùng những khái niệm về cầu thị trường, cung thị trường, cân bằng thị trường, lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng, lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp. Nghiên cứu các loại thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ GV: Hồ Văn Dũng Khoa Thương mại – Du lịch Đại học Công nghiệp 21-Dec-16 GV: Hồ Văn Dũng 1 Kết cấu môn học: 21-Dec-16 Chương 1. Khái quát về kinh tế học Chương 2. Cầu, cung và cân bằng thị trường Chương 3. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Chương 4. Lý thuyết hành vi doanh nghiệp Chương 5. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chương 6. Thị trường độc quyền hoàn toàn Chương 7. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo GV: Hồ Văn Dũng 2 Mục tiêu môn học: 21-Dec-16 GV: Hồ Văn Dũng 3 Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể áp dụng được các khái niệm, nguyên lý, và các công cụ của kinh tế học vi mô để: Hiểu bản chất các vấn đề kinh tế được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Áp dụng kiến thức nền tảng của kinh tế học vi mô cho các môn học chuyên ngành sau này. Hiểu biết và nắm bắt các quy luật kinh tế trên thị trường nhằm vận dụng trong hoạt động kinh doanh. 21-Dec-16 GV: Hồ Văn Dũng Yêu cầu đối với sinh viên: Yêu cầu đối với sinh viên (tt): Kinh tế học là môn học mang tính thực tiễn và phân 4 tích. Sinh viên không thể đạt được mục tiêu của môn học bằng cách cố gắng học thuộc lòng hay nhồi nhét kiến thức vào những phút cuối trước ngày thi. Vì vậy, trong suốt quá trình học, sinh viên cần nỗ lực để hiểu các khái niệm, nguyên lý, các công