Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2017-2018 - TH&THCS Hồng Thủy (đề xuất)

Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kiểm tra học kì sắp đến mời các bạn học sinh lớp 7 tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2017-2018 của trường TH&THCS Hồng Thủy (đề xuất). | MA TRẬN ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017-2018 Môn: sinh học 7 BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Động vật nguyên sinh Số tiết: 4 Số điểm: 2 So sánh được sự giống nhau về dinh dưỡng của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét 2 đ Các ngành giun. Số tiết: 7 Số điểm: 3 Trình bày vòng đời giun đũa bằng sơ đồ 1 đ Đề ra được các biện pháp bảo vệ sức khỏe. 2 đ Thân mềm Số tiết: 4 Số điểm: 2 Trình bày được vai trò của thân mềm 2 đ Chân khớp Số tiết: 8 Số điểm: 3 Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. 1,5 đ Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp tiêu diệt sâu bệnh gây hại bằng biện pháp sinh học 1,5 đ Số câu: Số điểm: % 4,5 đ 45% 2 đ 20% 2 đ 20% 1,5đ 15% Mô tả: nhận biết: 45% Thông hiểu: 20% Vận dụng thấp: 20% Vận dụng cao: 15% Đề ra bằng hình thức tự luận 100%. Có 4 câu 7 ý. ĐẾ ĐỀ XUẤT Câu 1: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về dinh dưỡng giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét? 2 điểm Câu 2: Trình bày vòng đời giun đũa bằng sơ đồ? Từ những hiểu biết về tác hại của giun sán em hãy tự đề ra các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của chúng đối với con người. 3 điểm Câu 3: Trình bày vai trò của ngành thân mềm. 2 điểm Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ? Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích cơ sở khoa học của việc tiêu diệt sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học (bắt một số loài sâu bọ bằng ánh đèn). 3 điểm Duyệt BGH Duyệt TCM Giáo viên ra đề Lê Đình san HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II (Môn Sinh– lớp 7) NĂM HỌC 2017-2018 Câu 1: Giống nhau: Cùng ăn hồng cầu. 0,5 đ Khác nhau: Trùng kiết lị nuốt nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, 0,25 đ sau đó sinh sản nhân đôi liên tiếp. 0,25 đ Trùng sốt rét nhỏ hơn, chui vào hồng cầu ký sinh, 0,25 đ ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng ký sinh mới, 0,25 đ sau đó mới phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. 0,25 đ Sau đó mỗi trùng sốt rét lại chui vào hồng cầu khác để lặp lại chu trình. 0,25 đ Câu 2: a. Học sinh vẽ đúng sơ đồ vòng đời giun đũa 1 điểm. b. Học sinh đề ra các biện pháp phòng tránh tác hại của giun tùy theo nội dung điểm tối đa 2 điểm Câu 3: Vai trò của ngành thân mềm. - Làm thức ăn cho con người. 0,25 đ VD: trai, ốc, trìa hến - Làm thức ăn cho động vật khác0,25 đ VD: vỏ ốc, vỏ sò - Làm đồ trang sức. 0,25 đ VD: vỏ sò, ngọc trai - Làm vật trang trí. 0,25 đ VD: vỏ sò, vỏ ốc - Có giá trị về mặt địa chất. 0,25 đ VD:vỏ sò, vỏ ốc - Làm sạch môi trường nước. trai, trìa hến 0,25 đ Ngoài ra có một số ít loài có hại như phá hoại mùa màng ( ốc sên )0,25 đ truyền bệnh giun sán ( ốc truyền bệnh sán lá gan) 0,25 đ Câu 4. a. Đặc điểm chung của lớp sâu bọ. - Cơ thể có đối xứng 2 bên. 0,25 đ - Bên ngoài được bao bọc bởi lớp kitin. 0,25 đ - Cơ thể phân đốt. 0,25 đ - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch với hạch thần kinh não phát triển. 0,25 đ - Thích nghi với nhiều lối sống khác nhau. 0,25 đ - Ấu trùng phát triển qua biến thái. 0,25 đ b. - Do sâu bọ có hệ thần kinh phát triển, 0,25 đ giác quan phát triển. 0,25 đ - Do một số sâu bọ có tập tính hướng sáng, 0,25 đ kiếm ăn vào ban đêm 0,25 đ, nên khi nhìn thấy ánh sáng chúng liền bay tới, 0,25 đ nhờ vậy mà sâu bọ có hại bị tiêu diệt. 0,25 đ. . Hết

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.