(NB) Mục đích của "Tài liệu thí nghiệm Vật lý đại cương" giúp sinh viên: Hiểu biết sâu sắc hơn các hiện tượng và các định luật vật lý; kết hợp lý thuyết với thực hành, nắm được một số phương pháp đo và dụng cụ đo vật lý cơ bản; biết cách tiến hành các phép đo những đại lượng vật lý, đồng thời biết cách đánh giá độ chính xác của kết quả các phép đo, rèn luyện phương pháp thực nghiệm khoa học cần thiết cho các cán bộ khoa học kỹ thuật tương lai. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN Bộ môn Vật lý - Khoa Khoa học cơ bản TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (Lưu hành nội bộ) Hưng Yên, năm 2010 1 PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ SAI SỐ CỦA CÁC PHÉP ĐO Thí nghiệm thực tập vật lý là một phần quan trọng của môn Vật lý trong chương trình học tập của sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Mục đích của nó là giúp sinh viên: 1. Hiểu biết sâu sắc hơn các hiện tượng và các định luật vật lý; kết hợp lý thuyết với thực hành. 2. Nắm được một số phương pháp đo và dụng cụ đo vật lý cơ bản; biết cách tiến hành các phép đo những đại lượng vật lý, đồng thời biết cách đánh giá độ chính xác của kết quả các phép đo. 3. Rèn luyện phương pháp thực nghiệm khoa học cần thiết cho các cán bộ khoa học kỹ thuật tương lai. Để học tập tốt phần thí nghiệm thực tập vật lý, sinh viên phải nắm được cách xác định sai số của phép đo các đại lượng vật lý. I. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ A. Phép đo các đại lượng vật lý: Mỗi tính chất vật lý của các đối tượng vật chất được đặc trưng bởi một đại lượng vật lý (độ dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, cường độ dòng điện, cường độ sáng ). Để xác định lượng các tính chất vật lý người ta phải tiến hành phép đo các đại lượng vật lý. Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại quy ước chọn làm đơn vị đo. Muốn thực hiện các phép đo, người ta phải xây dựng lý thuyết của các phương pháp đo và sử dụng các dụng cụ đo. Kết quả cảu phép đo một đại lượng vật lý được biểu diễn bởi một giá trị bằng số kèm theo đơn vị đo. Thí dụ: Độ dài L = ; khối lượng m = ; cường độ dòng điện I = Hiện nay chúng ta dùng hệ đơn vị đo ghi trong Bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam dựa trên cơ sở của hệ đơn vị quốc tế SI (Systeme International d’Unites) bao gồm: - Các đơn vị cơ bản: mét (m) đo độ dài, Kilogam (kg) đo khối lượng, giây (s) đo thời gian; Kenvin (K) đo nhiệt độ; Ampe (A) đo cường độ dòng điện; candeia (cd) đo cường độ .