Mục tiêu của đề tài: Xác định được sự thay đổi của tổ chức và giải thích được các tác lực thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới trong các tổ chức ngày nay, nhận dạng được 3 chiến lược đổi mới được các nhà quản trị thực hiện để thay đổi sản phẩm và dịch vụ, giải thích được giá trị của sáng tạo, cách tiếp cận từ dưới lên, cách thức nội bộ, vườn ươm ý tưởng khởi xướng ý tưởng, và đội dự án mới thực hiện đổi mới,. | : Phân tích nguồn tạo ra các tác lực với sự thay đổi từ hệ thống truyền thống đến hệ thống JIT. Các lực thúc đẩy bao gồm: (1) tiết kiệm chi phí tồn kho ; (2) tiết kiệm chi phí nhờ giảm số lượng nhân viên quản lý tồn kho; (3) công ty đáp ứng các nhu cầu của thị trường nhanh hơn và có tính cạnh tranh hơn. Lực cản trở bao gồm: (1) một hệ thống vận chuyển hàng hóa quá chậm gây khó khăn cho việc cung ứng đúng thời điểm; (2) bố trí mặt bằng nhấn mạnh vào việc duy trì tồn kho không có đủ điểm tiếp nhận theo cách phân phối mới; (3) kỹ năng của công nhân chưa tương thích trong việc xử lý một hệ thống tồn kho thay đổi nhanh; (4) sự phản ánh của nghiệp đoàn lao động do giảm thiểu số lượng công việc. => Các lực thúc đẩy không đủ mạnh để thắng được các lực cản trợ. Và nhiệm vụ của nhà quản trị phải tháo gỡ những lực cản trợ này. Việc phân tích hệ thống vận chuyển cho thấy việc sử dụng xe tải sẽ tháo gỡ lực cản (1) về vấn đề vận chuyển. Vướng mắc về mặt bằng ( lực cản trở (2)) sẽ được giải quyết bằng việc bố trí 4 điểm tiếp nhận hàng tồn kho. Vấn đề về trình độ công nhân không đáp ứng được hệ thống JIT thì nhà quản trị đã cho công nhân đi đào tạo. Còn về phía các nghiệp đoàn lao động thì được giải quyết bằng các tái bố trí các vị trí của công nhân không cần thiết về các nhà máy khác. => Những cách làm giảm lực cản trở như vậy đã giúp lực thúc đẩy thắng được lực cản trở và sự thay đổi được thực hiện.