Tiểu luận: Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam

Nội dung chính của bài tiểu luận "Hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam" này gồm có 5 phần: Vị trí, tính chất của Quốc hội Việt Nam; Chức năng của Quốc hội và mối quan hệ giữa các chức năng đó, chức năng giám sát, hoạt động giám sát của Quốc hội; Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện. | Có thể thấy rằng, sự phát triển của các quy định của các bản Hiến pháp Việt Nam về quyền giám sát tối cao của Quốc hội liên quan trực tiếp đến các quan hệ quyền lực trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Hiệu quả thật sự của việc thực hiện quyền giám sát tối cao không chỉ phụ thuộc vào quy định của quyền này trong Hiến pháp mà còn phụ thuộc vào tính thực quyền của Quốc hội trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 đã tạo ra những khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Trên thực tế, Quốc hội đã gặt hái được nhiều thành tựu trong quá trình giám sát của mình và trong những nhiệm kỳ gần đây hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ: Quốc hội, các Hội đồng và Ủy ban của Quốc hội đã tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và các lĩnh vưc khác của cuộc sống. Quốc hội, các hội đồng và ủy ban của quốc hội đã gianh nhièu thời gian kiểm tra tình hình thực tế, tìm biện pháp góp phần giải quyết những vấn đề nóng bỏng như tình hình đời sống, công ăn việc làm, tiền lương, tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, phát triển kinh tế theo cỏ chể mới, chính sách dân tộc và miền núi, chống tham nhũng buôn lậu, bảo đảm cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.