Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nhân viên của mình biết nhiều ngôn ngữ hơn là những người chỉ giỏi duy nhất một thứ tiếng. “Bạn có biết nói tiếng Trung Quốc không?”, đó là câu hỏi mà những nhân viên sang làm việc tại Trung Quốc thường gặp, điều này cho thấy xu hướng đa ngôn ngữ đã bắt đầu hình thành. Tuy rằng chắc chắn tiếng Anh vẫn còn tồn tại như một thứ “quốc tế ngữ” trong các giao dịch kinh tế song việc nắm vững duy nhất tiếng. | Xu hướng đa ngôn ngữ không nên chỉ biết có tiếng Anh. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nhân viên của mình biết nhiều ngôn ngữ hơn là những người chỉ giỏi duy nhất một thứ tiếng. Bạn có biết nói tiếng Trung Quốc không đó là câu hỏi mà những nhân viên sang làm việc tại Trung Quốc thường gặp điều này cho thấy xu hướng đa ngôn ngữ đã bắt đầu hình thành. Tuy rằng chắc chắn tiếng Anh vẫn còn tồn tại như một thứ quốc tế ngữ trong các giao dịch kinh tế song việc nắm vững duy nhất tiếng Anh không còn là tấm hộ chiếu mở ra tất cả các cánh cửa đến với những thế giới khác. Trước đây bạn phải học tiếng Anh để có thể sử dụng nó một cách thành thạo và nghiễm nhiên bạn nắm trong tay rất nhiều cơ hội để có một công việc tốt. Nhưng từ 5 tới 10 năm nay điều này không còn là một ưu thế quá lớn. Chủ yếu là bạn phải biết càng nhiều ngôn ngữ càng tốt. Có nhiều cách đánh giá mức độ ảnh hưởng của một ngôn ngữ trên phạm vi thế giới. Nếu dựa trên tiêu chí số lượng người sử dụng thì tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ đứng đầu với hơn 1 tỉ người sử dụng tiếng Anh có 508 triệu người tiếng Hinđi Ấn Độ có 497 triệu người. Nếu kết hợp 2 tiêu chí mức độ phổ biến số quốc gia dùng thứ ngôn ngữ đó và số người sử dụng thì đứng đầu là tiếng Anh sau đó là tiếng phổ thông Trung Quốc và tiếng Pháp. Từ nay cho tới 5 năm nữa tiếng Trung Quốc cũng sẽ được yêu cầu nhiều như tiếng Anh trong các giao dịch thương mại. Sở dĩ tiếng Trung ngày càng có vị thế lớn hơn bởi vì thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng rất nhanh với hơn 1 tỉ dân. Đây là một khu vực có nhiều tiềm năng và là đích nhắm của hầu hết các công ty lớn trên thế giới. Một cuộc điều tra cũng cho thấy rõ xu thế này tỉ lệ học sinh học tiếng Trung Quốc tăng lên 30 trong giai đoạn 2000-2002 trong khi tiếng Anh chỉ tăng lên 0 7 và tiếng Đức giảm đi 8 . Sự nhạy cảm đối với xu hướng này cũng được nhận thấy rất rõ trong các doanh nghiệp. Trong các văn phòng đào tạo của doanh nghiệp rất nhiều khoá học liên quan đến tiếng