Hãy tham khảo bài văn mẫu "Bình giảng 9 câu thơ cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Văn mẫu lớp 11)" dưới đây để thấy được đây là đoạn thơ hay nhất của bài “Vội vàng”: vừa sâu sắc về nội dung, vừa độc đáo về nghệ thuật. Đó là sự kết tinh hồn thơ Xuân Diệu: yêu đời, yêu sống đến say mê, cuồng nhiệt. | Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU BÌNH GIẢNG 9 CÂU THƠ CUỐI TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. Giới thiệu vài nét về tác giả, bài thơ và vị trí đoạn trích 1. Vài nét về tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng” (xem đề 2). 2. Đây là đoạn cuối bài thơ thể hiện đỉnh cao mạch cảm xúc tuôn trào, khát khao hưởng thụ “sự sống” ở độ non tơ, căng đầy “mơn mởn” đến độ vồ vập, hăm hở, cuồng nhiệt. II. Bình giảng đoạn thơ 1. Ở những phần trên của khổ thơ, với đôi mắt “xanh non” của một thi sĩ có niềm khát khao giao cảm mãnh liệt và có trái tim “say đắm cảnh trời ”, Xuân Diệu đã khám phá ra một cách tinh tế những nét đẹp hấp dẫn của thiên nhiên và sự sống, của mùa xuân và tình yêu như đang mời gọi thi nhân: “Này đây Này đây Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nhưng mặt khác, nhà thơ nhận ra tạo hoá có sinh ra con người để mãi mãi hưởng thụ thú vui của trần gian đâu! Màu xuân, tuổi trẻ sẽ trôi qua nhanh chóng, còn cuộc đời quá ngắn ngủi: “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”. Cho nên nhà thơ “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng” lên để tận hưởng bữa tiệc trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn” Giữa những câu thơ dài, đột ngột xen vào câu thơ ngắn chỉ có ba chữ như thể vòng tay đang “ôm bó”, quấn quýt cả sự sống mới bắt đầu non tơ của thi sĩ. 2. Sáu câu thơ tiếp theo đã diễn tả cảm xúc sôi trào mãnh liệt của niềm khát khao hưởng thụ sự sống của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu đến độ “say đắm”, “nồng nàn”, “tha thiết” đến độ hăm hở, cuồng nhiệt, gấp gáp. Điều này được thể hiện rõ nhất ở thủ pháp điệp: “ta muốn”. Nhưng mỗi lần điệp lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mãnh liệt, nồng nàn hơn: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”. Chú ý thêm những nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ còn ở chỗ tác giả sử dụng các liên từ “và” rất đúng chỗ cùng điệp từ “cho” với nhịp