Trên mỗi chặng đường dài rộng của lịch sử, mỗi tác phẩm văn học ra đời làm tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống theo dòng chảy thời gian, Văn học dần có những bước tiến mới, những cách tân mới làm giàu them kho tang văn học Việt Nam. Có thể nói, quá trình hiện đại hóa thơ ca thời đầu thế kỉ XX đến đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 được thể hiện rõ nhất qua 3 bài thơ “Lưu biệt khi xuất Dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, và ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu. Hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây để làm rõ quá trình hiện đại hóa của các nhà thơ! | Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU LÀM RÕ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA THƠ CA THỜI KÌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 QUA VIỆC PHÂN TÍCH, SO SÁNH CÁC BÀI THƠ “LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG’’ CỦA PHAN BỘI CHÂU, ‘’HẦU TRỜI’’ CỦA TẢN ĐÀ, ‘’VỘI VÀNG’’ CỦA XUÂN DIỆU Trên mỗi chặng đường dài rộng của lịch sử, mỗi tác phẩm văn học ra đời làm tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. theo dòng chảy thời gian, văn học dần có những bước tiến mới, những cách tân mới làm giàu them kho tang văn học Việt Nam. Có thể nói, quá trình hiện đại hóa thơ ca thời đầu thế kỉ XX đến đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 được thể hiện rõ nhất qua 3 bài thơ “Lưu biệt khi xuất Dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, và ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu. Sinh ra không cùng thời và có lẽ bởi thế đến với mỗi thế hệ nhà thơ về sau ta lại bắt gặp những cách tân sáng tạo mới ra đời dựa trên nền tảng thơ ca truyền thống. Vừa kế thừa, vừa phát huy đổi mới cho nền văn học dân tộc. Ra đời vào năm 1905, đầu thế kỉ XX, bài thơ ‘’Lưu biệt khi xuất dương’’ của Phan Bội Châu đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước: ’Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thủa há không ai’’ Câu thơ mở đầu nói đến chí nam nhi, quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến. Nam nhi phải lập nên công danh sự nghiệp lớn, lưu danh muôn thủa: ‘’Đã làm trai ở trên trời đất Phải có danh gì với núi sông’’ Nhưng điểm mới mẻ, táo bạo trong quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu là sự chủ động xoay chuyển thời thế ‘’Há để càn khôn tự chuyển dời’’ và sự tự khẳng định mình đầy khí phách đáng kính trọng: ‘’Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thủa há không ai’’ Qua đó, nhà thơ thể hiện rõ lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai. Tác giả khẳng định mình đồng thời thúc giục mọi .