Thông tư số 30/2016/TT-BCT Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương; Căn cứ Luật Giám định tư pháp năm 2012; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; | BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/2016/TT-BCT Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2016 THÔNG TƯ Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương Căn cứ Luật Giám định tư pháp năm 2012 Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; .vn tnam e Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương. atVi .Lu ww w Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp theo vụ việc; thực hiện các hoạt động giám định tư pháp; hồ sơ giám định tư pháp; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương. 2. Hoạt động giám định tư pháp liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực công thương thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Điều 2. Đối tượng điều chỉnh Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành công thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương. Điều 3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công thương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: 1. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt. 2 2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên. 3. Trực tiếp làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính