Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Bài giảng Luât lao động: Bài 8 Thời giờ làm việc - thời giờ nghỉ ngơi do TS. Đoàn Thị Phương Diệp biên soạn trình bày các nội dung sau: Những nhận thức chung về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, chế độ pháp lý về thời giờ làm việc trong luật lao động, chế độ pháp lý về thời giờ nghỉ ngơi trong luật lao động,. | BÀI 8 THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội, có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm. 2. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc. II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC TRONG LUẬT LAO ĐỘNG Các loại ngày làm việc a. Ngày làm việc tiêu chuẩn Ngày làm việc tiêu chuẩn là loại ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể khoảng thời gian làm việc của người lao động trong một ngày đêm. Có hai loại ngày làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho những đối tượng cụ thể. (1) Ngày làm việc bình thường: được quy định không quá 8 giờ một ngày, áp dụng chung cho công việc bình thường (hoặc 48 giờ/tuần) Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: - Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; - Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh; - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; - Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; * Người sử dụng lao động có quyền xác định thời điểm bắt đầu ngày | BÀI 8 THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI I. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Cơ sở hình thành chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội, có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm. 2. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.