Đề thi khảo sát kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Hóa học lớp 12 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 212 giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. ! | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) MÃ ĐỀ 212 Câu 1: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. Etyl propionat. B. Etyl axetat. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 2: Cho 19,8 gam etyl axetat vào 450 ml dung dịch NaOH 1,0M. Đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng chất rắn khan là A. 18,45 gam. B. 19,80 gam. C. 12,20 gam. D. 27,45 gam. Câu 3: Trong dung dịch, ion Ba2+ kết tủa với ion nào sau đây? A. SO42-. B. Cl-. C. CH3COO-. D. NO3-. Câu 4: Cho axit cacboxylic Y phản ứng với ancol metylic (metanol) có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, thu được metyl metacrylat. Khối lượng phân tử của Y bằng A. 74u. B. 86u. C. 60u. D. 72u. Câu 5: Alanin có công thức là A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. C6H5-NH2. Câu 6: Dung dịch nào sau đây có pH < 7? A. KNO3. B. HNO3. C. K2CO3. D. NaOH. Câu 7: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây? A. Phản ứng với hiđro tạo ra sobitol. B. Tham gia phản ứng tráng bạc. C. Lên men tạo ancol etylic. D. Tham gia phản ứng thủy phân. Câu 8: H a tan hết m gam h n hợp Mg, Al và Cu bằng dung dịch HNO3 v a đủ, thu được 6,72 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Số mol HNO3 tham gia phản ứng bằng A. 1,0. B. 1,8. C. 1,2. D. 1,5. Câu 9: Hiđrocacbon nào sau đây làm mất màu nước brom? A. Etan. B. Etilen. C. Benzen. D. Metan. Câu 10: Kim loại nào sau đây thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội? A. Ag. B. Al. C. Mg. D. Cu. Câu 11: Dãy ion nào dưới đây gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Mg2+; NO3-; SO42-; Al3+. B. Cu2+; SO42-; Ba2+; NO3-. C. Na+; Ca2+; Cl-; CO32-. D. Zn2+; S2-; Fe3+; Cl-. Câu 12: Khí CO đun nóng phản ứng được với oxit nào sau đây? A. CaO. B. Fe2O3. C. MgO. D. Al2O3. Câu 13: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nước brom tạo ra hiện tượng giống nhau? A. Anilin .