Bạn đang bối rối không biết phải giải quyết thế nào để vượt qua kì kiểm tra học kỳ sắp tới với điểm số cao. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Sông Lô Mã đề 006 để giúp cho mình thêm tự tin bước vào kì thi này nhé. | PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg, chuyển động với gia tốc 2m/s2. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là A. 4 N. B. 3 N. C. 1 N. D. 6 N. Câu 2: Một đồng hồ có kim phút quay đều. Chu kỳ quay của kim phút là : A. 1 phút B. 12 giờ C. 3600 giây D. 720 phút Câu 3: Một vật được coi là chất điểm nếu: có kích thước rất nhỏ. có khối lượng rất nhỏ. có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. có khối lượng riêng rất nhỏ. Câu 4: Một người đi xe đạp bắt đầu khởi hành, sau 5s đạt được tốc độ 2,0m/s, gia tốc của người đó là B. 2 m/s2 C. 0,4m/s2 D. 2,5m/s2 Câu 5: Một xe máy đang đi với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20m người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Khi đó thời gian hãm phanh là: A. 5s B. 3s C. 4s D. 2s Câu 6: Đơn vị của gia tốc góc là A. 1/s2 B. m/s2 C. rad/s D. Câu 7: Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên , chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là: A. 0,5m. . C. 1,0m. D. 4,0m Câu 8: Một vật được ném ngang ở độ cao 45m với vận tốc đầu v0 = 5 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2 . Tầm bay xa của vật là: A. 10m. B. 15m C. 20m D. 25m Câu 9: Khi một vật chỉ chịu lực tác dụng của một vật khác thì nó sẽ: A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc. B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Bị biến dạng hoặc thay đổi vận tốc. Câu 10: cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 6N và F2.= 8N Độ lớn hợp lực của hai lực là F bằng bao nhiêu biết góc giữ 2 lực F1 và F2 là α = 900 A. 4N B. 6N D. 10N Câu 11: Một búa máy tác dụng lực 1000N vào cọc bê tông. Hỏi lực do cọc bê tông tác dụng lên búa là bao nhiêu? A. 1000N B. 500N C. 1500N Câu 12: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 5 cm? A. 50N B. 5N C. 1N D. 10N PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) . Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ độ cao cách mặt đất 25 m. Cho g = 10 m/s2. a) Tính thời gian để vật đó chạm đất và vận tốc ban đầu của vật. Biết tầm ném xa của vật là 20m b) Viết phương trình dạng quỹ đạo của vật. Câu 2: (2 điểm) 1 vật rơi tự do từ 1 độ cao nào đó, khi chạm đất nó có vận tốc là 20m/s; cho g=10m/s2. a/ Tính thời gian rơi. b/ Tính độ cao thả vật. Câu 3: (2 điểm): Một vật có khối lượng 11kg nằm trên sàn, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,52. Lấy g = 10m/s2. Độ lớn của lực tác dụng theo phương ngang phải bằng bao nhiêu để a) vật trượt đều trên sàn ? b) vật chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 10s đi được 100m. ------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------- Trang 1/2 - Mã đề thi 006