Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 5 "Thất nghiệp". Sau khi học xong chương này người học có thể hiểu về: Khái niệm và đo lường, thị trường lao động, phân loại thất nghiệp, tác động của thất nghiệp,. | CHƯƠNG V: THẤT NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG Khái niệm: • Lực lượng lao động: là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao động, có nghĩa vụ lao động và có mong muốn làm việc. Độ tuổi LĐ: Nam (16-60), Nữ (16-55). 1. Theo BLĐTBXH định nghĩa: Lực lượng lao động = Có việc làm + Thất nghiệp I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG 1. Khái niệm: • Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của lực lượng lao động do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến chưa có việc làm. • Người không nằm trong LLLĐ là những người ngoài tuổi lao động, người già và trẻ em, không có đủ khả năng lao động, người không có nghĩa vụ lao động (SV, HS) và những người không có mong muốn làm việc CÂU HỎI • Một người đàn ông 67 tuổi không có việc làm có phải là người thất nghiệp? • Một thanh niên 30 tuổi, bị bệnh tâm thần, không có việc làm có phải là người thất nghiệp? • Một phụ nữ 32 tuổi, có con nhỏ, ở nhà chăm sóc gia đình, chưa nộp đơn xin việc, có phải là người thất nghiệp? 2. ĐO LƯỜNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP • Tỷ lệ thất nghiệp ( u - Unemployment Rate): là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. u= U ´100% L U (Unemployed): Số người thất nghiệp L (Labour Force): Lực lượng lao .