Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi

Luận văn gồm 3 chương: chương 1-Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề; chương 2-Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi; chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN KHẮC CHỈNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TẠI TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2012 2 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN SỸ THƯ Phản biện 1: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG Phản biện 2: TS. TRẦN VĂN HIẾU Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực (NNL) có chất lượng của mỗi nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Giáo dục trở thành đòi hỏi, cam kết của mỗi quốc gia. Ở nước ta, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề là: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo nghề cho các Khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên, sự nghiệp dạy nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển Giáo dục đến năm 2020 thì đào tạo nghề cũng hết sức coi trọng. Do đó, tăng cường đào tạo nghề là một yêu cầu cấp bách của Giáo dục Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động dạy nghề đặt ra là hướng tới đào tạo NNL có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung Quất, và xuất khẩu lao động. Qua đào tạo nghề, người lao động có tay nghề có thể tự tìm việc làm trong nước, tuyển dụng XKLĐ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Với những thực trạng trên đặt ra cho các Cơ sở dạy nghề (CSDN) phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề. Việc dạy nghề cần phải phát triển và đổi mới,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
20    69    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.