Giáo trình Cơ sở Vật lý hạt nhân: Phần 2

Tiếp theo phần 1, phần 2 Giáo trình Cơ sở Vật lý hạt nhân gồm có 3 chương còn lại: chương 5 trình bày một số nguồn bức xạ, phông phóng xạ và các nguồn phóng xạ dùng trong phòng thí nghiệm; chương 6 trình bày tương tác bức xạ với vật chất; chương 7 trình bày tương tác bức xạ gamma bên trong detector và một số hệ phổ kế gamma thường dùng trong đo đạc bức xạ và nghiên cứu cấu trúc hạt nhân. Để biết rõ hơn, mời các bạn xem chi tiết nội dung tài liệu. | Chương 5. NGUỒN BỨC XẠ Nguồn bức xạ được chia làm 2 loại chính là: - Nguồn bức xạ hạt mang điện: gồm nguồn bức xạ electron nhanh và nguồn bức xạ các hạt mang điện nặng; - Nguồn bức xạ không mang điện: gồm các nguồn bức xạ điện từ và nguồn bức xạ neutron. Nguồn bức xạ electron nhanh bao gồm các hạt beta phát ra từ phân rã hạt nhân cũng như các electron năng lượng cao sinh ra bởi các quá trình khác. Các hạt nặng mang điện là loại bức xạ bao gồm tất cả các ion có năng lượng cao với khối lượng bằng đơn vị khối lượng nguyên tử hoặc lớn hơn, như hạt alpha, proton, các sản phẩm phân hạch, hoặc các sản phẩm của các phản ứng hạt nhân, . Bức xạ điện từ cần quan tâm bao gồm tia X phát ra trong quá trình sắp xếp lại các electron của lớp vỏ nguyên tử, tia gamma sinh ra do quá trình dịch chuyển điện từ của quá trình sắp xếp lại các nucleon trong hạt nhân. Neutron sinh ra trong rất nhiều quá trình hạt nhân thường được phân chia thành ba phân loại theo năng lượng, đó là neutron chậm, neutron trung bình và neutron nhanh. Dải năng lượng cần quan tâm trải rộng trên 6 bậc độ lớn từ khoảng ~ eV đến 20 MeV. Giới hạn dưới của năng lượng là mức năng lượng nhỏ nhất cần thiết để có thể tạo ra quá trình ion hóa vật chất, được đặc trưng bởi bức xạ hoặc do sản phẩm thứ cấp của tương tác với neutron. Bức xạ có năng lượng lớn hơn mức năng lượng nhỏ nhất này được phân loại là bức xạ ion hóa. Vấn đề quan tâm ở chương này là các bức xạ phông và những nguồn bức xạ trong phạm vi phòng thí nghiệm. Các nguồn bức xạ 148 này có thể được dùng trong việc hiệu chuẩn và kiểm tra các detector, hoặc dùng như là đối tượng của các phép đo. Các bức xạ khác nhau có khả năng xuyên sâu vào vật chất khác nhau. Tính chất này cũng là tiêu chí quan trọng trong việc xác định đặc tính vật lý của các nguồn bức xạ. Bức xạ mềm, như là hạt alpha hay tia X có năng lượng thấp chỉ có thể đâm xuyên qua lớp vật chất mỏng. Do đó, nguồn bức xạ đồng vị phải được chế tạo thành lớp rất mỏng nếu muốn có một lượng bức xạ lớn thoát ra

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.