Giáo trình Phương pháp luận sử học: Phần 2

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 Giáo trình Phương pháp luận sử học do giảng viên Lê Trọng Đại biên soạn gồm có 2 chương: chương 4 một số quan điểm phương pháp luận mácxít - lêninnít về nhận thức lịch sử; chương 5 một số vấn đề và nghiên cứu lịch sử. Mời các bạn tham khảo! | CHƯƠNG IV. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN MÁCXÍT LÊNINNÍT VỀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ (5 TIẾT) Chúng ta đều biết rằng cùng một sự kiện lịch sử đã diễn ra song lại được nhận thưc nhiều khi rất khác nhau. Ví dụ việc thống nhất đất nước Việt Nam sau thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, người thì cho La Nguyễn Huệ là người thống nhất, người lại cho Gia Long mới là người thống nhất đất nước. Vì sao có hiện tượng đó? Làm sao đề nhận thức được đúng hiện thực lịch sử? Câu trả lời cho những vấn đề như vậy phụ thuộc nhiều vào ý thức, quan điểm tư tưởng, động cơ hành vi, suy nghĩ và phương pháp tiếp cận của người nghiên cứu và phụ thuộc cả vào thời đại nữa. Một số nhà sử học tư sản chủ trương “gạt bỏ cái tôi” để nhận thức lịch sử. Ngược lại có người chủ trương nghien cứu nhận hức quá khứ chính là “tái diễn quá khứ trong tâm linh của mình” vì vậy phải dựa vào “tự ý thức” để nhận thức lịch sử. Chủ nghĩa Mác - Lênin trả lời câu hỏi trên một cách một cách rõ ràng là: “những người nghiên cứu học tập lịch sử của những thời đại đếu do quyền lợi, vị trí khác nhau trong xã hộiquan điểm khác nhau trong việc nhận thức. Vậy trong nhận thức lịch sử có đạt được chân lý khách quan của hiện thực quá khứ hay không ? Tiêu chuẩn nào để kiểm nghiệm, đánh giá nhận thức lịch sử? câu trả lời những vấn đề này cũng rất khác nhau. Có thể nói rằng những vấn đề nhận thức lịch sử là những vấn đề chủ yếu đối với các nhà sử học. Trên lĩnh vực này đã và đang diễn ra một cuộc tranh cải gay gắt, phức tạp. Vì vậy chúng ta cần nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố quan điểm nhận thức Mác xít trong nghiên cứu lịch sử. Trong giới hạn chương trình chúng ta tập trung vào mấy vấn đề chủ yếu sau: 1. Tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử . Tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử Nghiên cứu KH là phải đạt tới chân lí, phản ánh sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và rút ra những khái quát, lí luận. Không đạt được khái quát lí luận chưa thể hoàn thành công việc nghiên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.