Mục tiêu đề tai của luận án là xây dựng cây phát sinh loài và đánh giá một số đặc điểm sinh học heo rừng Tây Nguyên; góp phần bảo tồn nguồn gen heo rừng Tây Nguyên ở mức tế bào và trong tự nhiên. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ DI TRUYỀN CỦA HEO RỪNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Tp. HCM, năm 2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện Bảo Tàng Sinh Học Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên Người hướng dẫn khoa học 1: . Hoàng Nghĩa Sơn Người hướng dẫn khoa học 2: . Bùi Văn Lai 1. . Hoàng Nghĩa Sơn 2. . Bùi Văn Lai Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ’, ngày tháng năm 201 . Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một trong những nơi có mức độ đa dạng sinh học heo rừng cao nhất trên thế giới. Hai loài heo rừng được xác định tồn tại ở Việt Nam là Sus bucculentus và Sus scrofa. Tuy nhiên, loài Sus bucculentus đã tuyệt chủng, hiện chỉ còn loài heo rừng Sus scrofa được nuôi phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Đến nay, các nghiên cứu về quần thể heo rừng có nguồn gốc Tây Nguyên còn hạn chế, đặc biệt là các đặc điểm hình thái và di truyền. Một trong những lý do đó chính là việc thu nhận và thuần hóa heo rừng có nguồn gốc Tây Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở khu vực Tây Nguyên, các giống heo rừng mà người dân địa