Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chợ ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1975 đến năm 2010

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành, phân bố, diện mạo, hoạt động, của chợ truyền thống ở miền Đông Nam Bộ, trình bày một cách khá toàn diện về quy mô, hoạt động, phương thức quản lý, đối tượng và hàng hóa trao đổi mua bán, tại chợ truyền thống ở miền Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định. | Giai đoạn 1986-2010, hệ thống chợ truyền thống miền Đông Nam Bộ chuyển từ cơ chế quản lý Nhà nước quan liêu bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế; Quốc hội, Chính phủ, Bộ Thương mại (Bộ Công thương),. các Bộ, ngành đã ban hành Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư,. về quản lý, quy hoạch phát triển chợ truyền thống. Theo đó, Chính quyền các địa phương miền Đông Nam Bộ đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch,. theo từng giai đoạn nhất định nhằm quản lý, phát triển hệ thống chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, hệ thống chợ truyền thống miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn này tăng nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô; hàng hóa buôn bán, trao đổi đa dạng về chủng loại các nước trên thế giới, phong phú về mẫu mã thỏa mạn nhu cầu thụ hưởng của người dân. Hình thức hoạt động của hệ thống chợ truyền thống trong giai đoạn này rất nhộn nhịp với thời gian khá đa dạng, lưu lượng hàng hóa trao đổi lớn nhất cả nước, trong đó trung tâm lớn nhất là thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.