Ba cách tiếp cận cơ bản trong lượng giá kinh tế tài nguyên đã và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới: Đánh giá phân tích tác động, đánh giá từng phần và đánh giá tổng thể và đang được áp dụng bước đầu ở Việt Nam nói chung và trong các hệ sinh thái (HST) biển nói riêng. Tuy nhiên, những kết quả thu được từ các nghiên cứu tại Việt Nam còn rất hạn chế và chưa phản ánh sát với giá trị thực của các HST. Những nghiên cứu tiếp cận lượng giá kinh tế tài nguyên biển và vùng bờ biển gần đây ở Việt Nam cho thấy khả năng tiếp cận và áp dụng một số phương pháp nhận dạng và định lượng các giá trị, đặc biệt là giá trị gián tiếp và phi sử dụng của các HST. Đây là một hệ phương pháp tổ hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu về sinh thái và tài nguyên biển cũng như nhóm các phương pháp kinh tế sinh thái và kinh tế môi trường. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 317-323 ISSN: 1859-3097 ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM Trần Đình Lân*, Nguyễn Thị Minh Huyền, Lê Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam * E-mail: lantd@ Ngày nhận bài: 11-1-2013 TÓM TẮT: Ba cách tiếp cận cơ bản trong lượng giá kinh tế tài nguyên đã và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới, bao gồm: đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation), đánh giá từng phần (Partial Valuation) và đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation) và đang được áp dụng bước đầu ở Việt Nam nói chung và trong các hệ sinh thái (HST) biển nói riêng. Tuy nhiên, những kết quả thu được từ các nghiên cứu tại Việt Nam còn rất hạn chế và chưa phản ánh sát với giá trị thực của các HST. Những nghiên cứu tiếp cận lượng giá kinh tế tài nguyên biển và vùng bờ biển gần đây ở Việt Nam cho thấy khả năng tiếp cận và áp dụng một số phương pháp nhận dạng và định lượng các giá trị, đặc biệt là giá trị gián tiếp và phi sử dụng của các HST. Đây là một hệ phương pháp tổ hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu về sinh thái và tài nguyên biển cũng như nhóm các phương pháp kinh tế sinh thái và kinh tế môi trường. Từ khóa: lượng giá, san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đảo tiền tiêu MỞ ĐẦU Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên và môi trường là nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý. Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường. Nhìn chung, trên thế giới hiện nay có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên, môi trường, bao gồm: (1)Đánh giá phân tích tác động (Impact .